Giấy giới thiệu là gì? Tải mẫu giấy giới thiệu file word ở đâu?
Giấy giới thiệu là gì? Tải mẫu giấy giới thiệu file word ở đâu?
Giấy giới thiệu là một văn bản hành chính do một cơ quan, tổ chức, hoặc doanh nghiệp phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về một cá nhân đại diện cho tổ chức đó. Người được giới thiệu sẽ liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, hoặc tổ chức khác để thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi trong giấy giới thiệu.
- Vai trò và mục đích của giấy giới thiệu:
+ Xác nhận danh tính và nhiệm vụ: Giúp xác nhận danh tính và nhiệm vụ của người được giới thiệu, đảm bảo họ có thẩm quyền thực hiện công việc được giao.
+ Tạo sự tin tưởng: Giúp bên tiếp nhận tin tưởng và hợp tác với người được giới thiệu, tránh các trường hợp giả mạo hoặc mạo danh.
+ Hỗ trợ công việc: Giúp người được giới thiệu dễ dàng tiếp cận và làm việc với các cơ quan, tổ chức khác để hoàn thành nhiệm vụ.
- Ví dụ về giấy giới thiệu:
+ Giấy giới thiệu công tác: Một nhân viên được cử đi công tác tại một cơ quan khác để giải quyết công việc cụ thể.
+ Giấy giới thiệu sinh viên thực tập: Một sinh viên được trường đại học giới thiệu đến một doanh nghiệp để thực tập và học hỏi kinh nghiệm.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan chưa có quy định về mẫu Giấy giới thiệu công ty, tuy nhiên khi lập Giấy giới thiệu công ty cần đảm bảo các nội dung:
- Tên cơ quan, tổ chức có nhân sự đi công tác, thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị khác.
- Tên cơ quan, người ban hành theo đúng quy định và thẩm quyền.
- Họ tên, vị trí, nhiệm vụ của nhân sự được cử đi công tác.
- Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu theo kế hoạch.
- Nội dung chi tiết kế hoạch công tác, thực tập, làm việc…
- Thời gian có hiệu lực của giấy giới thiệu.
Có thể tham khảo mẫu Giấy giới thiệu file word dưới đây:
Tải mẫu giấy Giới thiệu file word: Tại đây.
Giấy giới thiệu là gì? Tải mẫu giấy giới thiệu file word ở đâu? (Hình từ Internet)
Không được yêu cầu người lao động đi công tác xa trong trường hợp nào?
Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động đi công tác xa trong trường hợp người lao động đang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
Ngoài ra nếu người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì cũng không được yêu cầu đi công tác xa trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là gì?
Theo Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì trách nhiệm của người sử dụng lao động với lao động nữ và bình đẳng giới như sau:
- Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
- Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
- Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
- Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?