Giáo viên được xếp lương khi chuyển trường khác thế nào?

Cho tôi hỏi trường hợp chuyển trường khác thì giáo viên được xếp lương thế nào? Tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên trung học phổ thông công lập tính sao ạ? Câu hỏi của chị T.L (Đà Nẵng)

Giáo viên được xếp lương khi chuyển trường khác thế nào?

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc như sau:

Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp viên chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thì do cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc.
...
4. Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc, nhưng phải ký kết hợp đồng làm việc mới với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời thực hiện chế độ tiền lương đối với viên chức phù hợp trên cơ sở căn cứ vào loại hình hợp đồng làm việc của viên chức đang được ký kết tại đơn vị sự nghiệp công lập trước khi chuyển công tác, năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của viên chức.

Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 3 Mục II Thông tư 79/2005/TT-BNV quy định về nguyên tắc xếp lương như sau:

Nguyên tắc xếp lương
...
3- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức).
...
c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
...

Theo quy định trên, khi chuyển công tác đến trường công khác thì giáo viên được thực hiện chế độ tiền lương đối phù hợp trên cơ sở căn cứ vào loại hình hợp đồng làm việc của viên chức đang được ký kết tại đơn vị sự nghiệp công lập trước khi chuyển công tác, năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của viên chức.

giáo viên

Giáo viên được xếp lương khi chuyển trường khác thế nào?

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên trung học phổ thông như thế nào?

Theo quy định khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định về cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên trung học phổ thông, như sau:

- Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

- Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

- Tiền lương 01 giờ dạy:

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ một năm đối với giáo viên?

Trong đó:

- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).

- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).

- Số tuần dành cho giảng dạy với giáo viên tiểu học là 35 tuần.

- Số tuần dành cho giảng dạy với giáo viên THCS là 37 tuần.

- Số tuần dành cho giảng dạy với giáo viên THPT là 37 tuần.

(Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT)

Lưu ý: Tiền lương 01 giờ dạy chỉ làm căn cứ để tính tiền dạy thêm của giáo viên (không áp dụng để tính tiền lương mỗi tháng cho giáo viên).

Định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về định mức tiết dạy, cụ thể như sau:

Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần.

Định mức tiết dạy của giáo viên cấp trung học phổ thông trường phổ thông dân tộc nội trú là 15 tiết/tuần.

Lưu ý: Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần.

Giáo viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chính phủ chỉ đạo xử lý các bất hợp lý trong chế độ của giáo viên, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Giáo viên dạy yoga được phân vào nhóm ngành nào? Giáo viên dạy yoga có cần bằng cấp không?
Lao động tiền lương
Giáo viên cắt tóc học sinh cấp 2 vì nhuộm tóc có vi phạm đạo đức nhà giáo hay không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề giáo viên có phải thực hiện báo cáo tình hình việc làm của bản thân sau khi tốt nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Giáo viên được xếp lương khi chuyển trường khác thế nào?
Lao động tiền lương
Giáo viên khi chuyển trường có phải ký lại hợp đồng làm việc mới không?
Lao động tiền lương
Giáo viên nghỉ lễ có phải dạy bù hay không? Mẫu sổ dạy bù được lập thế nào?
Lao động tiền lương
Giáo viên cử đi đào tạo 3 tháng có được hưởng lương hay phụ cấp gì không?
Lao động tiền lương
Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên hợp đồng có được nhận lương?
Lao động tiền lương
Lịch nghỉ hè chính thức tại Tp. Hà Nội? Giáo viên nghỉ hè có phải đi trực ở trường không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo viên
2,239 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào