Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe thì bị xử phạt như thế nào?
Phải có bao nhiêu giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô trên 1 xe tập lái?
Tại Điều 7 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện về giáo viên
1. Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này.
2. Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái.”
Theo quy định trên, phải đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô trên 1 xe tập lái.
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 8 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 70/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô
1. Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
2. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên;
3. Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
b) Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe
a) Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao;
b) Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
Theo đó, giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định tại Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, bao gồm:
+ Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
+ Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
+ Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
+ Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
+ Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
+ Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy
+ Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
+ Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học
+ Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
+ Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
+ Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
+ Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội
+ Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
+ Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
- Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển;
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe thì bị xử phạt như thế nào?
Tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giáo viên dạy thực hành để học viên không có phù hiệu “Học viên tập lái xe” lái xe tập lái hoặc có phù hiệu nhưng không đeo khi lái xe tập lái;
b) Giáo viên dạy thực hành chở người, hàng trên xe tập lái trái quy định;
c) Giáo viên dạy thực hành chạy sai tuyến đường trong Giấy phép xe tập lái; không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe (kể cả trong sân tập lái và ngoài đường giao thông công cộng);
d) Không đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” khi giảng dạy;
đ) Không có giáo án của môn học được phân công giảng dạy theo quy định hoặc có giáo án nhưng không phù hợp với môn được phân công giảng dạy;
e) Giáo viên dạy thực hành không mang theo Giấy phép xe tập lái hoặc mang theo Giấy phép xe tập lái đã hết giá trị sử dụng.
...
Theo đó, Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?