Giáo dục là gì? Bảng mã ngạch viên chức ngành giáo dục mới nhất hiện nay như thế nào?
Giáo dục là gì?
Giáo dục là quá trình học tập và truyền lại kiến thức và kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giáo dục có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu, cũng như các chương trình giảng dạy chính thức của trường. Trong bối cảnh của một chương trình giáo dục chính quy, giáo dục là sự trao đổi giữa người học và giáo viên với mục đích hoàn thành bài giảng, khóa học và môn học.
Giáo dục còn là hướng dẫn, định hướng giúp người học phát triển năng lực tư duy. Giáo dục tốt sẽ giúp mang lại những công dân tốt cho xã hội, trong khi giáo dục không có hiệu quả, giáo dục không đúng cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ tương lai.
Như vậy, giáo dục là một quá trình học tập liên tục mà có thể xảy ra trong các cơ sở giáo dục truyền thống như trường học, đại học, trung tâm đào tạo, hoặc trong cộng đồng, với gia đình và những người xung quanh chúng ta.
Bởi vậy mà người ta vẫn coi giáo dục và học tập là sự nghiệp cả đời. Giáo dục cũng có thể bao gồm việc phát triển kỹ năng cá nhân, như sự tự tin, khả năng tư duy, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Đồng thời, quá trình giáo dục giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, về chính mình và về những người xung quanh chúng ta, cũng như đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt được sự nghiệp và thành công trong cuộc sống.
Giáo dục là gì? Bảng mã ngạch viên chức ngành giáo dục mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảng mã ngạch viên chức ngành giáo dục mới nhất hiện nay như thế nào?
Sau đây là danh mục các mã ngạch và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục (giảng viên, giáo viên, nhân viên...), được cập nhật theo các văn bản hướng dẫn mới nhất về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm, xếp lương đối với viên chức giáo dục.
(1) Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập
1. Giảng viên cao cấp (hạng I), Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II), Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III), Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
(2) Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm
1. Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20
2. Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - Mã số: V.07.08.21
3. Giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) - Mã số: V.07.08.22
(3) Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non:
1. Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24
2. Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
3. Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26
(4) Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học:
1. Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số V.07.03.27
2. Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số V.07.03.28
3. Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29
(5) Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở:
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30.
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31.
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32.
(6) Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số: V.07.05.13
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số: V.07.05.14
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số: V.07.05.15
(7) Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học
1. Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17
2. Giáo viên dự bị ĐH hạng II - Mã số: V.07.07.18
3. Giáo viên dự bị ĐH hạng III - Mã số: V.07.07.19
(8) Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập
Viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật - Mã số: V.07.06.16.
(9) Mã số viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
a. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp
1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.01
2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02
3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03
4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04
b. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp
1. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05
2. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.06
3. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.07
4. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.08
5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số: V.09.02.09
(10) Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập
Viên chức thiết bị, thí nghiệm - Mã số: V.07.07.20
(11) Mã số, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện trong các trường học (nhân viên thư viện)
1. Thư viện viên hạng I; Mã số: V.10.02.30
2. Thư viện viên hạng II - Mã số: V.10.02.05
3. Thư viện viên hạng III; Mã số: V.10.02.06
4. Thư viện viên hạng IV;Mã số: V.10.02.07
(12) Mã số, chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường THPT chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập
Viên chức giáo vụ - Mã số: V.07.07.21 (xếp lương viên chức A0)
Các trường mầm non, các cơ sở giáo dục phổ thông tại TP. HCM thực hiện công tác tự đánh giá trong quá trình kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Tại Mục 1 Công văn 5081/SGDĐT-KTKĐ năm 2023 Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM hướng dẫn các trường mầm non, các cơ sở giáo dục phổ thông tại TP. HCM thực hiện công tác tự đánh giá như sau:
- Các trường mầm non, các cơ sở giáo dục phổ thông (trưởng tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trưởng phổ thông có nhiều cấp học) thực hiện công tác tự đánh giá theo:
+ Các Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và trường mầm non;
+ Công văn 5932/BGDĐT-QLCL năm 2018, Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông và trường mầm non.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thực hiện công tác tự đánh giá định kỳ hằng năm đúng quy trình theo văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hỗ trợ các cơ sở giáo dục tư thục thực hiện tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài nếu đủ điều kiện; báo cáo tổng kết về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trưởng chuẩn quốc gia về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 29 tháng 4 năm 2024.
- Các trường trung học phổ thông, trường phổ thông nhiều cấp học, trường mầm non trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác tự đánh giá định kỳ hằng năm và báo cáo kết quả tự đánh giá, kết quả thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 4 năm 2024.
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?