Giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa trong phạm vi nào?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa trong phạm vi nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, có quy định về phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa bao gồm:
1. Giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật.
2. Giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
3. Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Giám định tư pháp về nội dung khác thuộc phạm vi quản lý về văn hóa theo quy định của pháp luật.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa trong phạm vi nào?
Cử giám định viên tư pháp tham gia giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định cử người tham gia giám định tư pháp như sau:
+ Tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
– Trường hợp Bộ nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn giám định viên tư pháp phù hợp nội dung trưng cầu giám định, đề xuất hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể trình Lãnh đạo Bộ quyết định cử người thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu.
Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan với trình Lãnh đạo Bộ từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định;
– Trường hợp nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Trường hợp Sở nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở lựa chọn giám định viên tư pháp phù hợp nội dung trưng cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được cử thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu;
– Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định.
Lưu ý:
– Người được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng thực hiện giám định các nội dung được giao, người được phân công giám định tư pháp phải từ chối bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan cử người giám định.
Cơ quan nào có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trong lĩnh vực văn hóa bị miễn nhiệm?
Căn cứ theo khoản 2, 3, 4 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
…
2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế.
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ.
3. Sở thống nhất ý kiến với Sở Tư pháp, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp ở địa phương.
4. Điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp
a) Căn cứ quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp của Bộ trưởng quy định tại khoản 2 Điều này, Vụ Pháp chế có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp và gửi đến Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung;
b) Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách;
c) Sở có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì cơ quan có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp, gồm:
– Căn cứ quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL, Vụ Pháp chế có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp và gửi đến Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung;
Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách;
– Sở có trách nhiệm điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?