Giải thưởng Nguyễn Văn Linh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào? Trao tặng vào dịp nào?
Giải thưởng Nguyễn Văn Linh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào? Trao tặng vào dịp nào?
Căn cứ Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1689/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:
Giải thưởng
1. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” của Tổng Liên đoàn:
1.1. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” phần thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xét, trao tặng cho công nhân, lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thành tích xuất sắc tiêu biểu nhất trong lao động sản xuất; có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tích cực đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng doanh nghiệp, đơn vị phát triển bền vững, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.
1.2. “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh” được tổ chức trao tặng 5 năm 1 lần vào dịp “Tháng Công nhân” của năm tổ chức Đại hội Công đoàn Việt Nam.
1.3. Một cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng 01 lần.
1.4. Năm tổ chức trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh”, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về xét, trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh”.
2. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” của Tổng Liên đoàn:
2.1. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” phần thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xét, trao tặng cho cán bộ công đoàn các cấp có thành tích đặc biệt xuất sắc, có sáng kiến, sáng tạo trong hoạt động Công đoàn góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh;
2.2. “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh” được tổ chức trao tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7) hoặc vào dịp khác do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định;
2.3. Một cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng 01 lần;
2.4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành hướng dẫn riêng về việc xét, trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Văn Linh”.
Theo đó, "Giải thưởng Nguyễn Văn Linh" phần thưởng cao quý của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được xét, trao tặng cho cán bộ công đoàn các cấp có thành tích đặc biệt xuất sắc, có sáng kiến, sáng tạo trong hoạt động Công đoàn góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
"Giải thưởng Nguyễn Văn Linh" được tổ chức trao tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7) hoặc vào dịp khác do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định.
Giải thưởng Nguyễn Văn Linh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào? Trao tặng vào dịp nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ công đoàn bao gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Cán bộ công đoàn
1. Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
2. Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
a. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
b. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.
Như vậy, Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Cán bộ công đoàn có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có nêu:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn
1. Nhiệm vụ
a. Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
b. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
d. Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
đ. Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
e. Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
2. Quyền hạn
a. Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
b. Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
c. Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
d. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.
đ. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
e. Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng, được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách.
Như vậy, cán bộ công đoàn có các nhiệm vụ sau đây:
- Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
- Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?