Giá điện tăng mạnh từ ngày 10 5 2025 lên 4,8% theo cơ chế nào? Giá điện sinh hoạt áp dụng cho người lao động thuê trọ mới nhất là bao nhiêu?
Giá điện tăng mạnh từ ngày 10 5 2025 lên 4,8% theo cơ chế nào?
Theo Quyết định 2699/QĐ-BCT năm 2024, mức giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Vừa qua, tại Quyết định 599/QĐ-EVN năm 2025, EVN thông báo giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,07 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8%.
Xem chi tiết Quyết định 599/QĐ-EVN năm 2025: Tại đây
Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định tại Điều 3 và Điều 8 Nghị định 72/2025/NĐ-CP. Theo đó, giá điện được xét thay đổi ba tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên.
Giá điện tăng mạnh từ ngày 10 5 2025 lên 4,8% theo cơ chế nào? Giá điện sinh hoạt áp dụng cho người lao động thuê trọ mới nhất là bao nhiêu?
Giá điện sinh hoạt áp dụng cho người lao động thuê trọ mới nhất là bao nhiêu?
Tại điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BCT quy định như sau:
Giá bán lẻ điện sinh hoạt
...
4. Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở áp dụng như sau:
...
c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện) thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà);
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện; cứ 04 (bốn) người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 01 (một) người được tính là 1/4 định mức, 02 (hai) người được tính là 1/2 định mức, 03 (ba) người được tính là 3/4 định mức, 04 (bốn) người được tính là 1 định mức. Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Bên bán điện được phép yêu cầu bên mua điện cung cấp Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện để làm căn cứ xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.".
Theo đó, quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt với sinh viên và người lao động thuê nhà đối với bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình kể như sau:
- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú, thường trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện
- Trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng:
+ Chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 là 2.047 đồng/kWh.
+ Chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì được cấp định mức như sau:
+ 01 người được tính là 1/4 định mức
+ 02 người được tính là 1/2 định mức,
+ 03 người được tính là 3/4 định mức,
+ 04 người được tính là 1 định mức
Lưu ý: Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện.
Trên thực tế, phần lớn các nhà trọ tại các thành phố lớn không kê khai được đầy đủ số lượng người sử dụng điện, cũng như ký hợp đồng thuê trên 12 tháng. Do đó, mức giá điện mà sinh viên, người lao động thuê trọ thường phải trả là 2.047 đồng/kWh (tính theo bậc 3).
Chủ trọ thu tiền điện đắt hơn quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi theo khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
...
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.
Như vậy người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, người cho thuê thu lợi bất hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi thì mức phạt sẽ gấp đôi.





- Chính thức: Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động theo Công văn 1814 để sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Chính thức quyết định mức lương mới thay thế khi ngừng lương cơ sở 2,34 triệu chiếm 70% tổng quỹ lương có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không?
- Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 về tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ như thế nào?
- Chốt lịch nghỉ hè 2025 học sinh Hà Nội còn bao nhiêu ngày? Tính thời gian nghỉ hè nếu trùng với thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ như thế nào?
- Những hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động gồm những gì?