Đối tượng nào tham gia khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhưng không cần có giấy phép hành nghề?
Đối tượng nào tham gia khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhưng không cần có giấy phép hành nghề?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:
a) Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
b) Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
...
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhưng không cần có giấy phép hành nghề trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Đối tượng nào tham gia khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhưng không cần có giấy phép hành nghề? (Hình từ Internet)
Giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang có thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. Nội dung trình bày theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định này, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an in, cấp, quản lý;
b) Số giấy phép hành nghề phải bảo đảm tính liên tục, không trùng lặp trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;
c) Mã ký hiệu giấy phép hành nghề thực hiện theo Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Quản lý hồ sơ, giấy phép hành nghề:
a) Giấy phép hành nghề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân công nhân viên công an trong biên chế do cá nhân tự quản lý;
b) Giấy phép hành nghề của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân và lao động hợp đồng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý;
c) Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề do Cơ quan được giao quản lý về y tế quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật về bảo vệ bí mật của nhà nước.
Như vậy, thời hạn của giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang là 05 năm.
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang có các quyền nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 59, Điều 60 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
3. Ngoài quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Cơ yếu và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang có các quyền sau:
- Quyền hành nghề theo quy định tại Điều 39 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn theo quy định tại Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Ngoài ra, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện quyền theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Công an nhân dân 2018, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, Luật Cơ yếu 2011 và pháp luật khác có liên quan.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?