Đối tượng nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Cho tôi hỏi hiện nay nhóm đối tượng nào phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? - Câu hỏi chị Y (Tây Ninh).

Đối tượng nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.
3. Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tại khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định

Do đó, người sử dụng lao động chính là nhóm đối tượng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên chỉ đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi sử dụng nhóm người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.


Đối tượng nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Đối tượng nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Hiện nay đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao nhiêu phần trăm?

Tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP có quy định về mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
...

Thông thường, các doanh nghiệp hiện nay đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức đóng bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp được áp dụng mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0,3% nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất;

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Hồ sơ đề xuất được đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng bình thường ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 58/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề xuất như sau:

Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 7 Nghị định này. Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động quy định theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, khi thuộc trường hợp được đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng bình thường, công ty cần chuẩn bị hồ sơ sau đây để làm đề xuất:

- Văn bản đề nghị theo quy định.

- Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.

- Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Lao động tiền lương
Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Công ty phải chịu trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT?
Lao động tiền lương
Công ty không tạm ứng chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn bồi thường cho người bị tai nạn lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?
Lao động tiền lương
Có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh không?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Có được xem là tai nạn lao động đối với trường hợp thử việc bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động
2,608 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào