Đối tượng được áp dụng thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là những ai?
Mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định thì mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân cụ thể như sau:
- Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
Đối tượng được áp dụng thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là những ai? (Hình từ Internet)
Đối tượng được áp dụng thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là những ai?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định thì đối tượng được áp dụng thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm:
- Tập thể, cá nhân trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân:
+ Đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh); Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Phòng và cấp tương đương tại đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tại Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Văn phòng, Viện nghiệp vụ và Phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, người lao động đã và đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân;
+ Các tổ chức đoàn thể thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Tập thể, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
Thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện theo nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 4 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành đối với công tác thi đua, khen thưởng của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Bảo đảm dân chủ, khách quan, thực chất, hiệu quả, kịp thời; quan tâm khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ; thường xuyên bồi dưỡng, xây dựng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đủ điều kiện để đề nghị khen thưởng hình thức cao và nhân rộng điển hình tiên tiến; chú trọng khen thưởng đột xuất, phát hiện, lựa chọn các cá nhân, tập thể có sáng kiến, thành tích xuất sắc để khen thưởng.
4. Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó phụ trách (hình thức khen thưởng người đứng đầu không cao hơn của tập thể do cá nhân đó phụ trách trong năm công tác).
Theo đó thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện theo 04 nguyên tắc sau:
- Thực hiện thi đua khen thưởng theo Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP;
- Tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành đối với công tác thi đua, khen thưởng của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Thi đua khen thưởng cần bảo đảm dân chủ, khách quan, thực chất, hiệu quả, kịp thời;
Quan tâm tới khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ;
Thường xuyên tiến hành bồi dưỡng, xây dựng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đủ điều kiện để đề nghị khen thưởng hình thức cao và nhân rộng điển hình tiên tiến;
Chú trọng vào khen thưởng đột xuất, phát hiện, lựa chọn các cá nhân, tập thể có sáng kiến, thành tích xuất sắc để khen thưởng.
- Nếu xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó phụ trách (hình thức khen thưởng người đứng đầu không cao hơn của tập thể do cá nhân đó phụ trách trong năm công tác).
Lưu ý: Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC có hiệu lực từ 01/10/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?