Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đơn phương thanh lý hợp đồng trong trường hợp nào?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
- Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đơn phương thanh lý hợp đồng trong trường hợp nào?
- Thanh lý hợp đồng không đúng quy định thì doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Theo Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
3. Bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài.
4. Phân biệt đối xử là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
...
Theo đó người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đơn phương thanh lý hợp đồng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được đơn phương thanh lý hợp đồng trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Thỏa thuận với người lao động về tiền dịch vụ, tiền ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này;
c) Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
d) Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật tong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
...
Theo đó doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có quyền đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 02 trường hợp sau:
- Đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng;
- Đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thanh lý hợp đồng không đúng quy định thì doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức giáo dục định hướng hoặc không cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận mức tiền ký quỹ với người lao động cao hơn quy định của pháp luật;
c) Không ký hoặc ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với người lao động;
d) Không ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động;
đ) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động không theo quy định của pháp luật;
e) Nội dung hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký.
...
Theo đó trong trường hợp thanh lý hợp đồng không đúng quy định thì doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/mỗi người lao động.
Mức phạt tối đa là 200 triệu đồng.











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?