Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Tại tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 82/HD-TLĐ năm 2023 về lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam tại đại hội, hội nghị công đoàn các cấp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành có nêu như sau:
NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU LỆ
1. VỀ KẾT CẤU BỐ CỤC ĐIỀU LỆ
Dự thảo 3- Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) cơ bản giữ nguyên các Chương và tên các Chương. Sửa đổi, bổ sung 13 Điều, trong đó: 03 Điều bổ sung mới (Điều 6, Điều 8, Điều 18)1; 09 Điều được nghiên cứu biên tập lại từ nội dung Điều 15, Điều 17, Điều 18 Điều lệ hiện hành và Mục 13, Mục 14, Mục 15 Hướng dẫn thi hành Điều lệ, bổ sung vào Dự thảo Điều lệ (sửa đổi, bổ sung)2; Tách Điều 13 Điều lệ hiện hành thành 02 Điều3; Bỏ 03 Điều trong Điều lệ hiện hành (Điều 15, Điều 17, Điều 18) và bỏ 3 Mục trong Hướng dẫn thi hành Điều lệ (Mục 13, Mục 14, Mục 15) vì đã được biên tập lại và chuyển vào Dự thảo 3- Điều lệ CĐVN (sửa đổi, bổ sung)4. Sau khi nghiên cứu, sắp xếp, Điều lệ CĐVN sửa đổi, bổ sung gồm 11 Chương và 45 Điều (tăng 10 Điều so với Điều lệ hiện hành).
...
Đồng thời, tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 cũng đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi này. Cụ thể, nội dung ghi nhận tại Mục III Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 có nêu như sau:
...
III. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi
...
Như vậy, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có 11 Chương và 45 Điều.
Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: Tại đây
Xem thêm
>>> Tổ chức Công đoàn Việt Nam có mấy cấp?
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Đối tượng nào không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?
Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam
...
3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.
...
Theo đó, các đối tượng không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam bao gồm:
- Người nước ngoài lao động tại Việt Nam.
- Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
- Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
- Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.
- Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.
Người lao động không kết nạp vào tổ chức công đoàn có phải đóng đoàn phí không?
Tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn, cụ thể như sau:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo đó đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Như vậy, người lao động không kết nạp vào tổ chức công đoàn thì không trở thành đoàn viên công đoàn, do đó sẽ không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?