Điều kiện để đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính là gì?
Điều kiện để đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT quy định viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên.
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên;
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Điều kiện để đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính là gi? (Hình từ Internet)
Yêu cầu phẩm chất cá nhân của giảng viên chính là gì?
Căn cứ tại Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về phẩm chất cá nhân đối với giảng viên chính như sau:
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan;
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt;
- Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe;
- Điềm tĩnh, cẩn thận;
- Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập;.
- Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)
Bên cạnh đó, giảng viên chính yêu cầu thêm về trình độ đào tạo như sau:
- Trình độ đào tạo
+ Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy phù hợp với vị trí việc làm.
+ Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng đại học theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II);
+ Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL của từng đơn vị).
- Kinh nghiệm (thành tích công tác): Là giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy đại học.
- Các yêu cầu khác
+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan chuyên môn.
+ Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
Giảng viên chính yêu cầu năng lực như thế nào?
Căn cứ tại Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về năng lực đối với giảng viên chính như sau:
- Nhóm năng lực chung:
+ Đạo đức và bản lĩnh: 5
+ Tổ chức thực hiện công việc: 4-5
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 4-5
+ Giao tiếp ứng xử: 4-5
+ Quan hệ phối hợp: 4-5
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực chuyên môn
+ Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết sâu và rộng về lĩnh vực chuyên môn, khả năng diễn giải và áp dụng kiến thức chuyên môn vào giải quyết các bài toán thực tế.
+ Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành.
+ Năng lực phát triển chương trình: Khả năng thiết kế và phát triển chương trình môn học, chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường lao động đối với năng lực của người tốt nghiệp.
+ Năng lực phát triển giảng dạy: Hiểu biết và khả năng áp dụng hiệu quả khoa học và công nghệ giáo dục hiện đại trong thiết kế giảng dạy, thực hiện giảng dạy và đánh giá người học; giúp người học phát huy tối đa tiềm năng và hoàn thành tốt yêu cầu của môn học.
+ Năng lực phát triển nghiên cứu: Khả năng nắm bắt xu hướng phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn; thiết kế các chương trình, đề tài và dự án nghiên cứu và huy động các nguồn lực để triển khai hiệu quả.
- Nhóm năng lực quản lý
+ Tư duy chiến lược: 3-4
+ Quản lý sự thay đổi: 3-4
+ Ra quyết định: 3-4
+ Quản lý nguồn lực: 3-4
+ Phát triển nhân viên: 3-4
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?