Điều kiện để công chức, viên chức bồi dưỡng ở nước ngoài bao gồm những gì?
Điều kiện để công chức, viên chức bồi dưỡng ở nước ngoài bao gồm những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
2. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
3. Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
4. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.
5. Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.
6. Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.
Như vậy, điều kiện để công chức, viên chức bồi dưỡng ở nước ngoài bao gồm:
- CCVC phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu: Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng.
- CCVC phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu: Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên.
- CCVC không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
- CCVC phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.
- CCVC phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.
- CCVC có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.
Điều kiện để công chức, viên chức bồi dưỡng ở nước ngoài bao gồm những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức khóa bồi dưỡng CCVC ở nước ngoài có nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.
- Xây dựng nội dung, chương trình chi tiết của khóa bồi dưỡng sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Ký hợp đồng với các tổ chức có chức năng đào tạo, bồi dưỡng của nước ngoài. Hợp đồng phải nêu rõ những cam kết của hai bên về hình thức, thời gian, nội dung, chương trình, kinh phí, điều kiện sinh hoạt, học tập và những nội dung khác liên quan.
- Ban hành quyết định thành lập đoàn đi bồi dưỡng ở nước ngoài, cử 1 thành viên làm trưởng đoàn, 1 thành viên làm thư ký đoàn. Thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Phổ biến tới từng thành viên của đoàn trước khi đi bồi dưỡng:
Thứ nhất, phổ biến các quy định về việc quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; khái quát về pháp luật, văn hóa, tôn giáo của nước sở tại.
Thứ hai, phổi biến nội dung, thời gian, chương trình khóa bồi dưỡng và các chế độ liên quan.
Công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài có cần báo cáo kết quả học tập không?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định như sau:
Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn:
a) Phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đoàn trong thời gian học tập ở nước ngoài.
b) Thay mặt đoàn giao dịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài (nếu cần).
c) Theo dõi và bảo đảm chương trình, nội dung, kế hoạch học tập, nghiên cứu của đoàn được thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký.
d) Quản lý học viên của đoàn.
đ) Ký, gửi báo cáo việc thực hiện kế hoạch và kết quả học tập của đoàn sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài:
a) Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định về quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn.
b) Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú.
c) Báo cáo kết quả học tập theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài có trách nhiệm và nhiệm vụ phải báo cáo kết quả học tập.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2023/TT-BNV, báo cáo kết quả học tập gồm những nội dung sau:
- Họ tên, năm sinh.
- Chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác, số điện thoại liên lạc; địa chỉ thư điện tử.
- Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá về nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian và công tác tổ chức khóa bồi dưỡng.
- Những kiến thức, kinh nghiệm đã tiếp thu và đề xuất vận dụng vào công tác chuyên môn, quản lý điều hành của cơ quan, đơn vị đang công tác.
- Các ý kiến góp ý về công tác bồi dưỡng công chức, viên chức ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2023/TT-BNV, báo cáo học tập của học viên phải được gửi về các cơ quan sau:
- Cơ quan quyết định thành lập đoàn.
- Cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?