Điện từ trường tần số công nghiệp là gì? Cách xác định ra sao?
Điện từ trường tần số công nghiệp là gì?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 1 QCVN 25:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BYT quy định như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
...
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Điện từ trường (Electromagnetic): là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện, do các hạt mang điện sinh ra và là trường thống nhất của điện trường và từ trường.
3.2. Điện từ trường tần số công nghiệp (Industrial Frequency Electromagnetic Fields): Là sóng điện từ có tần số từ 50Hz đến 60Hz phát sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện từ từ các nguồn điện, đường dây tải điện và các thiết bị dùng điện.
...
Theo đó, điện từ trường tần số công nghiệp (Industrial Frequency Electromagnetic Fields) là sóng điện từ có tần số từ 50Hz đến 60Hz phát sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện từ từ các nguồn điện, đường dây tải điện và các thiết bị dùng điện.
Điện từ trường tần số công nghiệp là gì? Cách xác định ra sao? (Hình từ Internet)
Cách xác định điện từ trường tần số công nghiệp như thế nào?
Căn cứ Mục 3 QCVN 25:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BYT quy định như sau:
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp đo điện từ trường tần số công nghiệp thực hiện như sau:
1. Nguyên tắc
- Đo đánh giá điện từ trường tại khu vực có nguồn phát sinh và khu vực người lao động làm việc chịu ảnh hưởng của điện từ trường tần số công nghiệp.
- Đo vào các thời Điểm: Khi mới đưa thiết bị vào vận hành, khi tổ chức nơi làm việc mới, khi có thay đổi kết cấu thiết bị và đo định kỳ.
- Khi đo phải tuân thủ tuyệt đối các quy phạm an toàn điện.
2. Thiết bị đo
- Thiết bị đo phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường và thiết bị đo điện từ trường tần số công nghiệp phải có đầu anten thu được điện từ trường tần số 50 - 60Hz.
- Giới hạn đo:
+ Điện trường: 0,1 V/m - tối thiểu 30 kV/m
+ Từ trường: 0,1 mA/m - tối thiểu 5000 A/m
- Độ nhạy tối thiểu: Điện trường 0,01 V/m; Từ trường: 0,01 mA/m.
3. Kỹ thuật đo
- Đo điện từ trường tại các thiết bị dùng điện: Máy phát điện, máy biến thế đặt trên mặt đất, sàn làm việc: Đo ngang ngực người làm việc (nếu đứng), ngang đầu (nếu ngồi); nếu ở các tư thế khác đo tại vị trí cơ thể tiếp xúc gần nguồn nhất.
- Đo điện từ trường tại các thiết bị cao thế, đường dây truyền tải điện:
+ Đối với đường dây truyền tải điện đo dưới đường dây hoặc Khoảng cách 1; 2; 5m vv... tính từ tim đường dây hoặc tại vị trí làm việc có ảnh hưởng của điện từ trường từ đường dây.
+ Đối với các trạm biến thế: Đo tại các vị trí trong trạm theo chức danh kỹ thuật.
+ Tại mỗi vị trí đo cần đo 3 Điểm ở độ cao 0,5m; 0,8m và 1,6m tính từ mặt đất hoặc sàn làm việc và cách bộ phận nối đất 0,5m, lấy kết quả trung bình.
- Tiến hành đo: Đặt máy trên giá hoặc cầm tay. Bật máy, đo điện trường và từ trường tại các Điểm trên. Khi màn hình hiển thị kết quả đo ổn định, đọc và ghi kết quả vào biên bản đo hiện trường.
Theo đó, phương pháp đo điện từ trường tần số công nghiệp được thực hiện như sau:
- Đo điện từ trường tại các thiết bị dùng điện: Máy phát điện, máy biến thế đặt trên mặt đất, sàn làm việc: Đo ngang ngực người làm việc (nếu đứng), ngang đầu (nếu ngồi); nếu ở các tư thế khác đo tại vị trí cơ thể tiếp xúc gần nguồn nhất.
- Đo điện từ trường tại các thiết bị cao thế, đường dây truyền tải điện:
+ Đối với đường dây truyền tải điện đo dưới đường dây hoặc Khoảng cách 1; 2; 5m vv... tính từ tim đường dây hoặc tại vị trí làm việc có ảnh hưởng của điện từ trường từ đường dây.
+ Đối với các trạm biến thế: Đo tại các vị trí trong trạm theo chức danh kỹ thuật.
+ Tại mỗi vị trí đo cần đo 3 Điểm ở độ cao 0,5m; 0,8m và 1,6m tính từ mặt đất hoặc sàn làm việc và cách bộ phận nối đất 0,5m, lấy kết quả trung bình.
- Tiến hành đo: Đặt máy trên giá hoặc cầm tay. Bật máy, đo điện trường và từ trường tại các Điểm trên. Khi màn hình hiển thị kết quả đo ổn định, đọc và ghi kết quả vào biên bản đo hiện trường.
Quy chuẩn quốc gia về mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 1 QCVN 25:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BYT quy định như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
...
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra hoặc chịu ảnh hưởng của điện từ trường tần số công nghiệp trong môi trường lao động.
...
Theo đó, QCVN 25:2016/BYT áp dụng cho:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
- Các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra hoặc chịu ảnh hưởng của điện từ trường tần số công nghiệp trong môi trường lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?