Dịch vụ việc làm là gì? Doanh nghiệp có được tự do hoạt động dịch vụ việc làm hay không?
Dịch vụ việc làm theo quy định pháp luật là gì?
Quy định pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa cụ thể về dịch vụ việc làm tuy nhiên căn cứ tại quy định tại Điều 36 Luật Việc làm 2013 có thể hiểu như sau:
Dịch vụ việc làm
1. Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
2. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Theo đó, dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Doanh nghiệp có được tự do hoạt động dịch vụ việc làm hay không?
Căn cứ tại quy định tại Điều 39 Luật Việc làm 2013 doanh nghiệp muốn hoạt động dịch vụ việc làm cần phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định Luật Phí và lệ phí 2015.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều 39 Luật Việc làm 2013.
Dịch vụ việc làm là gì? Doanh nghiệp có được tự do hoạt động dịch vụ việc làm hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm gồm có những hoạt động nào?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
3. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
4. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
5. Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Theo đó, hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm:
- Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
- Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
- Phân tích và dự báo thị trường lao động.
- Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Bên cạnh đó, tại Điều 28 Luật Việc làm 2013 quy định về bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin thị trường lao động, theo đó:
- Thông tin thị trường lao động trong quá trình xây dựng, vận hành, nâng cấp mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động phải được bảo đảm an toàn.
- Thông tin thị trường lao động phải được bảo mật bao gồm:
+ Thông tin thị trường lao động gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;
+ Thông tin thị trường lao động đang trong quá trình thu thập, tổng hợp, chưa được người có thẩm quyền công bố;
+ Thông tin thị trường lao động thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khai thác, sử dụng thông tin thị trường lao động có trách nhiệm bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật Việc làm 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 23 Luật Việc làm 2013 về nội dung thông tin thị trường lao động gồm có các nội dung sau đây:
- Tình trạng, xu hướng việc làm.
- Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.
- Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tin về tiền lương, tiền công.
Những hành vi nào của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị pháp luật nghiêm cấm?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
2. Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
3. Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
4. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
5. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Theo đó, những hành vi của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị pháp luật nghiêm cấm gồm:
- Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
- Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
- Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.






- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?