Để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới thì phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Các bao nhiêu hạng đăng kiểm viên?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có nội dung được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Đăng kiểm viên là người được tập huấn, cấp chứng chỉ đăng kiểm viên để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn kiểm tra phương tiện và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra do mình thực hiện. Đăng kiểm viên gồm hai hạng: Đăng kiểm viên xe cơ giới và đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
...
Theo đó, có 2 hạng đăng kiểm viên gồm:
- Đăng kiểm viên xe cơ giới.
- Đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
Để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới thì phải có trình độ chuyên môn như thế nào? (Hình từ Internet)
Để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới thì phải có trình độ chuyên môn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (có nội dung được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 13 Điều 1; có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 30/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Đăng kiểm viên
1. Điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới
a) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương. Trường hợp không đầy đủ các nội dung trên, có thể được đào tạo bổ sung tại các cơ sở giáo dục đại học;
b) Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp học viên đã có kinh nghiệm trực tiếp thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, có tổng thời gian làm việc cộng dồn từ 12 tháng đến 24 tháng thì thời gian thực tập là 06 tháng, trên 24 tháng thì thời gian thực tập là 03 tháng (Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô căn cứ hợp đồng làm việc với học viên và hồ sơ bảo hiểm xã hội để xác nhận và chịu trách nhiệm về thời gian làm việc của học viên tại cơ sở).
c) Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao
a) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương;
b) Là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng;
c) Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới thì phải có trình độ chuyên môn như sau:
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương. Trường hợp không đầy đủ các nội dung trên, có thể được đào tạo bổ sung tại các cơ sở giáo dục đại học.
Có thể đề nghị cơ quan nào để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (có nội dung được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1; có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 30/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Thủ tục cấp chứng chỉ đăng kiểm viên
1. Người đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định này có quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ đăng kiểm viên. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên gồm:
a) Đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên;
b) Lý lịch chuyên môn theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới lần đầu và cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới sau khi bị thu hồi);
c) Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học;
d) Văn bản xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên của đơn vị đăng kiểm; văn bản xác nhận của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này nếu có;
đ) Ảnh màu cỡ 4 cm x 6 cm, chụp kiểu thẻ căn cước, trong thời gian không quá 06 tháng.
...
Theo đó, có thể đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên cho người đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (có nội dung được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 13 Điều 1; có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 30/2023/NĐ-CP).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?