Đề án hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028, cụ thể thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Đề án hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028, nội dung thế nào?

Đề án hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028, cụ thể thế nào?

Ngày 17 tháng 03 năm 2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 2941/QĐ-TLĐ năm 2025 về Đề án "Hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028."

Theo Mục 1 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2941/QĐ-TLĐ năm 2025 thì sự cần thiết của đề án như như sau:

Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 431 KCN được thành lập. Trong số các KCN đã được thành lập, có 301 KCN đã đi vào hoạt động và 130 KCN đang trong quá trình xây dựng. Các KCN trên địa bàn cả nước đã tạo việc làm cho khoảng 4 triệu lao động trực tiếp, trong đó có 23 tỉnh, thành phố có từ 50.000 lao động trở lên, tập trung chủ yếu tại các vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KCX cần một lượng lớn người lao động và trong quá trình đô thị hóa cũng tạo ra luồng di cư lao động lớn. Đặc thù của các KCN, KCX là số lượng lao động nữ đông, công nhân nhập cư chủ yếu sống trong các nhà trọ, thiếu nhà trẻ, lớp học gần nơi sinh sống và làm việc của công nhân. Thu nhập thấp, cha mẹ là công nhân nhập cư khiến cho việc lựa chọn trường lớp cho con gặp nhiều khó khăn. Nhiều công nhân gửi con về quê nhờ người thân trông nom hoặc gửi vào các cơ sở tư nhân không đảm bảo chất lượng, nhiều vụ bạo hành trẻ diễn ra khiến cho nguy cơ trẻ bị xâm hại, bạo lực gia tăng.

Trước những vấn đề bức xúc đặt ra về trường lớp mầm non dành cho con công nhân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định cơ chế, chính sách giải quyết khó khăn đối với GDMN ở khu vực này. Hiện nay, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển như đối với giáo dục mầm non ở các vùng sâu, vùng xa.... Điều này là một động lực, một bước đột phá rất lớn về chính sách chăm lo cho con CNLĐ của Nhà nước, bởi trước khi Bộ Luật Lao động 2019 được ban hành, chưa có một chính sách cụ thể nào hướng đến đối tượng trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là con công nhân làm việc tại nơi có nhiều lao động và tại các KCN.

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, những năm qua, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã quan tâm đến công tác quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng trường, lớp mầm non. Mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bổ đến hầu hết các địa bàn dân cư. Tại địa bàn tập trung đông dân cư, nơi có KCN phát triển, đã có nhiều Đề án, chính sách của địa phương thúc đẩy đầu tư và huy động nguồn lực phát triển GDMN để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, trong đó có công nhân, người lao động làm việc tại KCN.

Cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn, công đoàn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội đã nâng cao nhận thức và quan tâm đến công tác trẻ em; thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật và chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em bằng các hình thức phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề đặt ra trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ con công nhân KCN, KCX bao gồm: độ bao phủ chưa toàn diện của chính sách về trẻ em đến con công nhân KCN, KCX; điều kiện sống của CNLĐ còn nhiều khó khăn, hạn chế; hệ quả của việc tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến CNLĐ ít có điều kiện, thời gian chăm sóc con cái; kỹ năng của cha mẹ trong chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em trong các môi trường tương tác (bao gồm cả môi trường mạng) còn nhiều hạn chế ...

Để thực hiện tốt vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, coi đây là nội dung đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung hoạt động công đoàn, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức công đoàn với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Đề án “Hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028”.

Đề án hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028, cụ thể thế nào?

Đề án hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028? (Hình từ Internet)

Một số mô hình hỗ trợ công nhân lao động chăm sóc, giáo dục trẻ em ra sao?

Theo khoản 4 Mục 3 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 2941/QĐ-TLĐ năm 2025 thì một số mô hình hỗ trợ công nhân lao động chăm sóc, giáo dục trẻ em bao gồm:

Mô hình tập hợp công nhân lao động ở các khu nhà trọ tại các KCN, KCX; phối hợp với chủ nhà trọ và chính quyền, đoàn thể tại địa phương tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho công nhân nhà trọ và gia đình. Nhiều địa phương đã tổ chức các chương trình “Tết cho em”, “Tập sách yêu thương”, trao học bổng “Chắp cánh ước mơ”, “Đọc truyện cùng bé”, thi hát ru “Lời ru bên cánh võng”, tổ chức các hoạt động chăm lo cho con CNLĐ nhân dịp lễ, tết, đầu năm học mới...

Mô hình “Trại hè cho con công nhân lao động” là hoạt động đã được một số Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn ngành quan tâm tổ chức, đặc biệt là Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã duy trì mô hình “Trại hè Thanh Đa” trong hơn 40 năm qua, góp phần chăm lo và tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích trong những ngày hè và tuyên truyền giáo dục con CNVCLĐ về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Đồng thời thông qua hoạt động rèn luyện ý thức tự giáo, kỷ luật, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng tính tự lập, kỹ năng thực hành, làm việc nhóm giúp các em tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống. Từ kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện, Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn mô hình “Trại hè cho con CNVCLĐ” để các đơn vị nghiên cứu thực hiện.

Mô hình “Phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” do Tổng LĐLĐ Việt Nam đoàn triển khai thực hiện gắn với chương trình truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ với sự hỗ trợ của tổ chức Nuôi dưỡng và Phát triển (Alive and Thrive) từ năm 2012. Từ thành công của mô hình phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham gia với Chính phủ đưa vào quy định trong Bộ Luật Lao động 2019. Theo quy định tại khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Bộ Luật Lao động 2019: với các doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên, thì việc lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc là điều khoản bắt buộc. Với các doanh nghiệp sử dụng dưới 1.000 lao động nữ thì khuyến khích việc lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Đến nay, theo thống kê của các cấp Công đoàn, trên 1.500 phòng vắt trữ sữa được thiết lập ở các cơ quan, doanh nghiệp đã mang lại lợi ích thiết thực cho hàng vạn lao động nữ.

Mô hình “Tuyên dương con đoàn viên, người lao động học giỏi, rèn luyện tốt”; “Biểu dương con đoàn viên người lao động vượt khó, học giỏi” là một trong những hoạt động trọng tâm các cấp công đoàn triển khai thực hiện hàng năm nhằm động viên, khích lệ con đoàn viên người lao động nỗ lực rèn luyện tốt và vươn lên trong cuộc sống.

Mô hình sinh hoạt “Tổ bà bầu và nuôi con nhỏ”; “Cho con thăm và trải nghiệm công việc của bố mẹ tại doanh nghiệp”; “Câu lạc bộ nữ công”... là những mô hình được một số Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố lựa chọn nhằm tạo môi trường giao lưu, hỏi hỏi, chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm sống, trao đổi về phương pháp dạy con, kỹ năng làm cha mẹ, chế độ dinh dưỡng...góp phần hoàn thiện người phụ nữ thời đại mới.

Mô hình sinh hoạt về “Kỹ năng làm cha mẹ cho sự phát triển toàn diện trẻ thơ” dành cho CNVCLĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) triển khai tập huấn tới 100 cán bộ công đoàn từ năm 2023 với mục tiêu cung cấp những nội dung thiết thực, bổ ích dành cho đoàn viên, người lao động trong quá trình đồng hành cùng con khôn lớn, trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết về làm cha mẹ tích cực, chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, phát triển trí tuệ, phòng ngừa xâm hại và an toàn cho trẻ. Chương trình nhận được sự hưởng ứng tích cực của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

Điều kiện để được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp thế nào?

Theo Điều 93 Luật Nhà ở 2023 quy định thì điều kiện để được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp như sau:

- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải:

+ Có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp;

+ Đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp đó;

+ Có hợp đồng thuê, sử dụng lao động với công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp.

- Công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải:

+ Có hợp đồng lao động;

+ Xác nhận của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

- Việc xét duyệt đối tượng được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp thực hiện;

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để cho công nhân của mình thuê lại thì do doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó thực hiện.

Ban quản lý khu công nghiệp có trách nhiệm kiểm tra theo thẩm quyền việc xét duyệt đối tượng được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đề án hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con giai đoạn 2025-2028, cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Khu công nghiệp là gì? Mẫu giấy kê khai về điều kiện thu nhập mua nhà ở xã hội đối với công nhân trong khu công nghiệp là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được tạm trú, lưu trú trong khu công nghiệp không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Khu công nghiệp
44 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào