Đâu là yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc?
Đâu là yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc?
Tại khoản 4 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
5. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
...
Theo đó, yếu tố nguy hiểm là những yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
Ví dụ về yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, có thể kể đến như:
- Các bộ phận truyền động, chuyển động: như trục máy, bánh răng, dây đai chuyền.
- Nguồn nhiệt: từ các lò nung, kim loại nóng chảy, có nguy cơ bỏng hoặc cháy nổ.
- Nguồn điện: có nguy cơ điện giật, điện phóng, cháy do chập điện.
- Vật rơi, đổ, sập: như sập lở, vật rơi từ trên cao trong xây dựng.
- Vật văng bắn: từ các máy gia công như máy mài, máy tiện.
- Yếu tố nổ: bao gồm nổ vật lý và nổ hóa học.
- Hóa chất, khí độc hại
...
Yếu tố nguy hiểm là gì? Mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm là bao nhiêu?
Nội dung thực hiện nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm gồm những công việc gì?
Tại Điều 5 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại như sau:
Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
1. Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
2. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
3. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên, nội dung thực hiện nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc bao gồm:
- Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
- Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
- Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:
- Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:
+ Mức 1: 13.000 đồng;
+ Mức 2: 20.000 đồng;
+ Mức 3: 26.000 đồng;
+ Mức 4: 32.000 đồng.
- Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:
+ Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
+ Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
+ Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?