Dấu hiệu của Sởi? NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi có được công ty trả lương không?

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang cảnh báo dịch Sởi, vậy dấu hiệu của Sởi là gì? NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi có được công ty trả lương không?

Dấu hiệu của Sởi là gì?

Các triệu chứng bệnh Sởi hay dấu hiệu nhận biết bệnh Sởi, dấu hiệu của Sởi thường xuất hiện sau khoảng 10 đến 14 ngày tiếp xúc với virus, bao gồm:

- Sốt

- Ho khan

- Sổ mũi

- Đau họng

- Viêm kết mạc

- Đốm Koplik (những đốm trắng nhỏ có tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ nằm bên trong miệng trên niêm mạc má)

- Phát ban trên da từng mảng lớn, phẳng

1. Nhiễm virus và ủ bệnh

Trong 10 đến 14 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh, virus sởi lây lan trong cơ thể. Người bệnh không nhận thấy dấu hiệu của Sởi trong giai đoạn này.

2. Triệu chứng không đặc hiệu

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh Sởi thường không đặc hiệu. Triệu chứng bắt đầu bằng sốt trung bình đến cao, thường kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Các dấu hiệu kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày [4].

3. Bệnh cấp tính và phát ban

Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh Sởi là tình trạng phát ban với các đốm đỏ nhỏ, một số đốm hơi nổi lên bề mặt da. Các đốm và cục u tập trung thành từng cụm, khiến da có màu đỏ loang lổ. Trong đó, mặt là vùng đầu tiên xuất hiện phát ban. Trong vài ngày tiếp theo, phát ban lan dần xuống cánh tay, ngực và lưng, sau đó lan xuống đùi, cẳng chân, bàn chân. Đồng thời, sốt tăng đột ngột, thường lên đến 40 – 41 độ C, khi ban mọc hết toàn thân thì sốt giảm.

4. Phục hồi

Phát ban Sởi có thể kéo dài khoảng 7 ngày. Sau đó, dấu hiệu phát ban dần mờ đi, ban đầu là ở mặt, cuối cùng là vùng đùi và bàn chân. Khi các triệu chứng khác của bệnh biến mất, tình trạng ho, sạm da hoặc bong tróc ở vùng da phát ban có thể kéo dài thêm khoảng 10 ngày.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Dấu hiệu của Sởi?

Dấu hiệu của Sởi? NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi có được công ty trả lương không?

NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi có được công ty trả lương không?

Tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do mắc bệnh Sởi thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp đang được hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi thì người lao động không được công ty trả lương nữa, trừ trường hợp người lao động và công ty có thỏa thuận về việc công ty sẽ trả lương cho người lao động trong thời gian người lao động được hưởng chế độ ốm đau.

Được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày khi người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm?

Tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
...

Như vậy, trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong tổng cộng 30 ngày trong một năm.

Đối với người mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ ốm đau tối đa là 180 ngày, hết thời gian này người lao động vẫn được nghỉ thêm nhưng được nhận mức hưởng thấp hơn.

Bệnh Sởi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bệnh Sởi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh Sởi ở người lớn hiện nay? NLĐ bị bệnh Sởi nghỉ việc có được hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Phòng ngừa bệnh Sởi ở trẻ em? Nghỉ chăm con ốm hưởng chế độ ốm đau ra sao?
Lao động tiền lương
Cách phòng ngừa bệnh Sởi? NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau khi bị bệnh Sởi không?
Lao động tiền lương
Bệnh Sởi lây qua đường nào? Cần làm gì để phòng ngừa bệnh Sởi cho người lao động?
Lao động tiền lương
Bị Sởi rồi có bị lại không? Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí khám chữa bệnh Sởi cho NLĐ không?
Lao động tiền lương
Dấu hiệu bị Sởi ở trẻ? NLĐ có con bị Sởi có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Dấu hiệu của Sởi? NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh Sởi có được công ty trả lương không?
Lao động tiền lương
Bệnh Sởi là gì? Bệnh Sởi có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh Sởi
157 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Sởi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Sởi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào