Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công cụ thể như thế nào?
Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo Điều 105 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định như sau:
Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công
Ban hành Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công gồm những doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, danh sách các doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 145/2020/NĐ-CP gồm những khu vực sau:
- Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện:
+ 03 đơn vị thuộc công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm: Công ty Thuỷ điện Hoà Bình; công ty Thuỷ điện Sơn La, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia;
+ Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1;
+ Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Phát điện 3;
+ Các công ty truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.
- Thăm dò, khai thác, sản xuất, cung cấp dầu khí
+ Công ty Điều hành đường ống Tây Nam thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
+ 02 đơn vị thuộc Tổng công ty Thăm giò và Khai thác dầu khí, gồm: Công ty điều hành Thăm dò khai thác Dầu khí trong nước; Công ty liên doanh điều hành Vietgazprom.
+ 08 đơn vị thuộc Tổng công ty Khi Việt Nam, gồm: Công ty Chế biến khí Vũng Tàu; công ty Vận chuyển khi Đông Nam Bộ; công ty kinh doanh sản phẩm khi; công ty khí Cà Mau; Công ty đường ống khi Nam Côn Sơn; Công ty cổ phần LPG Việt Nam; công ty cổ phần kinh doanh khi Miền Nam; công ty cổ phần Phân phối khí thấp Dầu khí Việt Nam;
+ Liên doanh Việt - Nga Vietsopetro.
- Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;
+ Các cảng hàng không thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ.
+ Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc.
+ Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải TKV.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.
- Cung cấp hạ tầng thông tin và truyền thông
+ Tổng Công ty Hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
+ Tổng công ty mạng lưới Viettel thuộc Tập đoàn Công - Viễn thông Quân đội.
- Các doanh nghiệp cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường trực tiếp phục vụ cho các thành phố trực thuộc trung ương.
- Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh bao gồm:
+ Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Công an;
+ Có ngành, lĩnh vực hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành.
Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Giải quyết quyền lợi của người lao động khi ngừng đình công thế nào?
Theo Điều 112 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định giải quyết quyền lợi của người lao động khi ngừng đình công như sau:
- Trong thời gian thực hiện quyết định ngừng đình công theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi bị hoãn, ngừng đình công và các cơ quan liên quan hỗ trợ các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan.
- Khi hết thời hạn ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hai bên không thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác có liên quan thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
Ngừng đình công theo trình tự, thủ tục nào?
Theo Điều 111 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện ngừng đình công như sau:
- Khi xét thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc ngừng đình công.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đề nghị ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản sau: Tên người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công; tên tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công; địa điểm đình công; thời điểm bắt đầu đình công; phạm vi diễn ra đình công; số lượng người lao động đang tham gia đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do ngừng đình công; kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định ngừng đình công.
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định ngừng đình công. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công. Quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định ngừng đình công, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc ngừng đình công theo quy định.
- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.











- Sửa Nghị định 178: Chính thức mức hưởng lương hưu của CBCCVC và LLVT khi nghỉ hưu trước tuổi từ 45% đến 75%, cụ thể ra sao?
- Chính thức ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động nào theo Công văn 1767?
- Danh sách bí thư 34 tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh thành 2025 đầy đủ được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, xây dựng xin ý kiến những ai? Tiêu chuẩn của Bí thư tỉnh ủy được quy định như thế nào?
- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Thủ tướng Chính phủ thống nhất lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 đối với người lao động trên cả nước được nghỉ tổng cộng bao nhiêu ngày?