Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024 kéo dài đến khi nào?
Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024 kéo dài đến ngày nào?
Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam, phát huy ý tưởng sáng tạo của đoàn viên, các cấp công đoàn đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động”. Cuộc thi được tổ chức trong 02 giai đoạn.
* Giai đoạn 1
- Được tổ chức trong 3 tuần, từ ngày 10/5 đến ngày 02/6/2024. Hình thức thi trắc nghiệm trên Cổng thi trực tuyến.
- Mỗi lượt thi có 20 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu có từ 3-4 phương án trả lời, trong đó có 01 phương án đúng. Thời gian làm bài tối đa 15 phút. Mỗi câu trả lời đúng tương đương 01 điểm. Tổng điểm tối đa mỗi lần thi là 20 điểm. Mỗi người dự thi được tham gia tối đa 02 lần thi/đợt và kết quả được tính trên lần thi có điểm cao nhất. Có 3 đợt thi, mỗi đợt 1 tuần.
* Giai đoạn 2
- Thời gian nhận bài thi, mở bình chọn trong tháng 6/2024, trên Cổng thi trực tuyến.
- Thi sáng tạo video clip (hình thức tiểu phẩm hoặc thuyết trình) dành cho tập thể.
- Mỗi LĐLĐ quận, huyện, công đoàn ngành và tương đương, công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố gửi dự thi ít nhất 01 video clip.
+ Nội dung: Thể hiện các ý tưởng, các giải pháp, mô hình, cách làm nhằm thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (hoặc Đại hội XV Công đoàn thành phố) đề ra; phương pháp tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết để thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
+ Thời lượng: Tối thiểu 03 phút, tối đa 05 phút.
Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024 kéo dài đến khi nào? (Hình từ Internet)
Cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp?
Căn cứ tiểu mục 6.3 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn như sau:
6. Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
...
6.3. Cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách, được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.
- Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở thì đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.
...
Theo đó, thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp được tính như sau:
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách, được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.
- Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.
- Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở thì đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.
Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:
a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
- Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
- Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?