Cúng Tổ nghề sân khấu ngày mấy? Pháp luật giới thiệu về ngành diễn viên kịch - điện ảnh ra sao?

Theo thông lệ, ngày cúng Tổ nghề sân khấu là ngày mấy? Pháp luật giới thiệu về ngành diễn viên kịch - điện ảnh ra sao?

Cúng Tổ nghề sân khấu ngày mấy?

Tại Điều 1 Quyết định 13/QĐ-TTg năm 2011 có quy định về ngày cúng Tổ nghề sân khấu như sau:

Điều 1. Lấy ngày 12 tháng 8 (âm lịch) hằng năm là “Ngày Sân khấu Việt Nam”.
Điều 2. Việc tổ chức ngày Sân khấu Việt Nam hằng năm phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm với mục đích sau:
1. Động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Điều 3. Kinh phí tổ chức Ngày Sân khấu Việt Nam được bố trí trong kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ hằng năm cho Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trên cơ sở chính sách chung đối với các Hội văn học nghệ thuật.
...

Theo thông lệ, lễ cúng Tổ nghề sân khấu được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để các nghệ sĩ và những người làm việc trong ngành sân khấu tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền bối đã có công phát triển nghệ thuật sân khấu.

Ngày này đã được chính phủ Việt Nam công nhận là Ngày Sân khấu Việt Nam từ năm 2011. Trong ngày này, các nghệ sĩ thường tham gia các nghi lễ cúng bái tại các nhà hát, đền thờ và các địa điểm văn hóa khác. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như biểu diễn kịch, hát chèo, cải lương cũng được tổ chức để tôn vinh những giá trị truyền thống và thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật sân khấu.

Lễ cúng Tổ nghề sân khấu không chỉ là dịp để tri ân mà còn là cơ hội để các nghệ sĩ giao lưu, học hỏi và phát triển nghề nghiệp.

Cúng Tổ nghề sân khấu ngày mấy?

Cúng Tổ nghề sân khấu ngày mấy? Pháp luật giới thiệu về ngành diễn viên kịch - điện ảnh ra sao?

Pháp luật giới thiệu về ngành nghề diễn viên kịch - điện ảnh ra sao?

Tại tiểu mục 1 Mục A Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Diễn viên kịch - điện ảnh trình độ cao đẳng là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình…; đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các nhà hát, sân khấu xã hội hoá; Chương trình Nghệ thuật tổng hợp, chương trình sân khấu truyền hình, chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị; Lễ hội, Festival, Sự kiện mang tính chất trình diễn trong nước và Quốc tế; Diễn viên tự do, MC hoạt động trong các show diễn, tour diễn, TVC quảng cáo, MV ca nhạc, Diễn viên lồng tiếng cho các phim truyền hình, điện ảnh.
Công việc chủ yếu của nghề diễn viên là thực hiện các vai trong vở diễn sân khấu, phim truyền hình, phim điện ảnh, tham gia lồng tiếng, người dẫn chương trình truyền hình; ngoài ra nghề diễn viên còn tham gia các sân khấu, hãng phim tư nhân đầu tư theo cơ chế thị trường… tùy theo nhu cầu tuyển dụng.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, ý chí quyết tâm, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, chủ động, sáng tạo, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ, tương đương 90 tín chỉ.

Theo đó, ngành nghề diễn viên kịch - điện ảnh đã được pháp luật trình độ cao đẳng là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình.

Trở thành diễn viên điện ảnh cần học ngành nghề nào trong hệ cao đẳng?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Diễn viên kịch sân khấu;
- Diễn viên điện ảnh, truyền hình;
- Diễn viên lồng tiếng;
- Người dẫn chương trình (MC).

Quy định trên cũng đã đề cập vị trí làm việc của ngành diễn viên kịch - điện ảnh bao gồm nghề diễn viên điện ảnh. Từ đó, nếu muốn trở thành diễn viên điện ảnh thông qua hệ cao đẳng, người học có thể lựa chọn ngành diễn viên kịch - điện ảnh.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào