Công việc của Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện là gì?
Yêu cầu về trình độ của Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn Đại phó theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. |
Kiến thức bổ trợ | Đáp ứng chứng chỉ chuyên môn Đại phó theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Đáp ứng điều kiện đảm nhiệm chức danh Đại phó theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận, mẫn cán với công việc. - Khả năng đoàn kết nội bộ. - Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL). |
Các yêu cầu khác | Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ của cá nhân, tập thể và đơn vị. |
Công việc của Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện là gì? (Hình từ Internet)
Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những công việc gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện những công việc như sau:
STT | Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc cụ thể |
2.1 | Nhiệm vụ | Đại phó thực hiện nhiệm vụ chung theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Đại phó là người kế cận Thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Thuyền trưởng. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt, nếu xảy ra tình huống cấp bách không bảo đảm an toàn cho tàu hoặc khi có lệnh của Giám đốc cảng vụ hàng hải hay chủ tàu thì đại phó có trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn và yêu cầu hoa tiêu đến để điều động tàu nếu cần thiết. Đại phó có các nhiệm vụ chính sau đây: 1) Trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác tàu, phục vụ đời sống, sinh hoạt, trật tự kỷ luật trên tàu; quản lý và điều hành trực tiếp bộ phận boong, bộ phận phục vụ và y tế trên tàu, giúp Thuyền trưởng chỉ đạo công việc của các sỹ quan boong khi tàu không hành trình. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt, Đại phó thay mặt Thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu; thừa lệnh của Thuyền trưởng, ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên theo quy định của Thông tư 23/2017/TT-BGTVT ngày 28/7/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam. 2) Trực ca từ 04h00 đến 08h00 và từ 16h00 đến 20h00 trong ngày. Khi điều động tàu ra, vào cảng hoặc hành trình trên luồng hẹp, đến các khu vực neo đậu, Đại phó phải có mặt ở phía mũi tàu để chỉ huy việc thực hiện lệnh của Thuyền trưởng. 3) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách. 4) Tổ chức khai thác và bảo quản vỏ tàu, boong tàu, cần cẩu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm việc, kho tàng, hệ thống máy móc, thiết bị trên boong tàu như hệ thống hầm hàng, neo, bánh lái, tời, cần cẩu, dây buộc tàu, hệ thống phòng chống cháy, hệ thống đo nước, thông gió, dụng cụ chống thủng, thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất và các phương tiện cứu sinh theo đúng quy trình, quy phạm vận hành kỹ thuật; kịp thời báo cáo Thuyền trưởng biết những hư hỏng, mất mát và đề xuất các biện pháp khắc phục; nếu thiết bị có liên quan đến bộ phận máy thì thông báo cho Máy trưởng để có biện pháp khắc phục. 5) Theo dõi thời gian làm việc hoặc nghỉ ngơi, bố trí nghỉ bù; sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở, thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi và giải trí cho thuyền viên. 6) Cùng Máy trưởng lập và trình Thuyền trưởng bảng phân công nhiệm vụ cho thuyền viên của tàu phải thực hiện khi có lệnh báo động về cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu và bỏ tàu; ít nhất mỗi tháng một lần tổ chức tập luyện cho thuyền viên về cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu; trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động của thuyền viên để cứu tàu khi có lệnh báo động; tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra số lượng thuyền viên, học viên, sinh viên, người tham gia giảng dạy, nghiên cứu xuống xuồng cứu sinh khi có lệnh bỏ tàu và bằng mọi cách giúp Thuyền trưởng bảo vệ nhật ký hàng hải, nhật ký vô tuyến điện, hải đồ, tiền mặt và các giấy tờ cần thiết khác; định kỳ tổ chức kiểm tra phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu và báo cáo Thuyền trưởng biết để kịp thời có biện pháp khắc phục; định kỳ tiến hành kiểm tra vỏ tàu và các trang thiết bị trên boong. 7) Lập sổ theo dõi việc sửa chữa các phương tiện, thiết bị thuộc bộ phận boong và kiểm tra kết quả việc sửa chữa đó; lập kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị kỹ thuật, nước ngọt, thực phẩm, lương thực và tổ chức quản lý, sử dụng các vật tư thiết bị đó khi được cấp. 8) Kiểm tra nước la canh, két nước dằn, két nước ngọt. Khi cần thiết, lệnh cho sỹ quan trực ca máy bơm nước điều chỉnh để bảo đảm cho tàu luôn ở trạng thái hoạt động ổn định phù hợp với tình hình thực tế của tàu; kiểm tra dây buộc tàu, khu vực gần chân vịt trước khi thông báo bộ phận máy tiến hành chạy thử máy. 9) Đôn đốc, kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh, nội vụ trên tàu; tổ chức chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên theo quy định của pháp luật, điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên và chính sách của chủ tàu. 10) Trước khi tàu rời cảng, phải kiểm tra và báo cáo cho Thuyền trưởng các việc có liên quan đến chuyến đi như đóng kín nắp hầm, cửa kín nước, việc chằng buộc trang thiết bị và vật dụng trên boong, số thuyền viên có mặt, tình trạng người trốn theo tàu; kiểm tra hệ thống lái, thiết bị neo, thiết bị phát tín hiệu bằng âm thanh, ánh sáng, đèn hành trình, tay chuông và các thiết bị thông tin liên lạc nội bộ của tàu. Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, đại phó phải báo cáo cụ thể cho Thuyền trưởng về công việc chuẩn bị của chuyến đi. 11) Tổ chức việc xếp dỡ lên xuống tàu theo yêu cầu của Thuyền trưởng, đảm bảo đúng quy định về xếp dỡ, an toàn lao động và an toàn máy móc, thiết bị trên tàu; thường xuyên có mặt ở tàu để giám sát, theo dõi tiến độ trong quá trình xếp dỡ; phải trường hợp cần vắng mặt thì báo cáo Thuyền trưởng biết và giao việc theo dõi làm hàng cho sỹ quan trực ca boong nhưng phải ghi rõ những yêu cầu và sự chú ý cần thiết. 12) Thường xuyên kiểm tra việc chằng buộc thiết bị và vật dụng trên tàu. 13) Khi xảy ra các trường hợp có ảnh hưởng đến thiết bị, vật dụng trên tàu phải áp dụng mọi biện pháp để cứu và kịp thời báo cáo Thuyền trưởng. 14) Tổ chức việc tiếp nhận và phục vụ học viên, sinh viên, người tham gia giảng dạy, nghiên cứu trên tàu. 15) Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng boong. 16) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập đại phó và huấn luyện, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa cho thuyền viên mới xuống tàu. 17) Có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện, thực tập cho sinh viên, học viên; xác nhận, đánh giá các nội dung, kết quả học tập của sinh viên, học viên huấn luyện, thực tập trên tàu theo kế hoạch, tiến trình thực tập nếu được Hiệu trưởng và Thuyền trưởng phân công. 18) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thuyền trưởng phân công. |
2.2 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Nhà trường phân công. |
Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Trường. |
4.3 | Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được tham gia các cuộc họp liên quan. |
Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập có mối quan hệ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Đại phó trong các đơn vị sự nghiệp công lập có các mối quan hệ như sau:
Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các đơn vị, cá nhân phối hợp chính |
Thuyền trưởng | Các sỹ quan và thủy thủ | Trung tâm Huấn luyện thuyền viên; các Phòng, Ban liên quan đến quản lý tàu thực tập; viên chức và người lao động thuộc Trường. |
Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Chính quyền Hàng hải (Cảng vụ); Hoa tiêu; Biên phòng; Cơ quan đăng kiểm; Các dịch vụ cung ứng Hàng hải. | Theo sự phân công của Thuyền trưởng đối với chức danh, nhiệm vụ đảm nhiệm trên tàu. |
Xem chi tiết bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV: Tại dây
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?