Công văn 13421-CV/VPTW: CBCCVC là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên có bị kỷ luật không?

CBCCVC là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên có bị kỷ luật theo Công văn 13421-CV/VPTW không?

Công văn 13421-CV/VPTW: CBCCVC là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên có bị kỷ luật không?

Văn phòng Trung ương Đảng mới ban hành Công văn 13421-CV/VPTW năm 2025 (ngày 17/2/2025) sơ kết thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới và sửa đổi các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến chính sách dân số.

Cụ thể, tại Công văn 13421-CV/VPTW có 5 nội dung cơ bản gồm:

(1) Cơ bản nhất trí với nội dung và những kiến nghị, đề xuất nêu trong Báo cáo đánh giá sơ kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về công tác dân số trong tình hình mới và kết quả rà soát các quy định của Đảng liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số.

(2) Đồng ý ban hành Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về công tác dân số trong tình hình mới.

Giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và ý kiến của các cơ quan liên quan (có văn bản tổng hợp và góp ý chi tiết kèm theo) để hoàn thiện Kết luận của Bộ Chính trị trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, ban hành.

(3) Giao Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Chính phủ phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Dân số theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong năm 2025. Trước mắt, khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật có quy định về số con (nhất là Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11, ngày 09/01/2003 và Pháp lệnh số 08/2008/UBTVQH12, ngày 27/12/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) hoàn thành trong quý I/2025. Đồng ý chủ trương xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035; giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo xây dựng Chương trình này và trình Quốc hội trong quý III/2025.

(4) Giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, sửa đổi Quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến việc xử lý vi phạm chính sách dân số và chủ động sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW năm 2022, ngày 22/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật (không hồi tố những trường hợp đã bị xử lý kỷ luật)

(5) Giao Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, kết nối đồng bộ dữ liệu về con người (trên cơ sở dữ liệu gốc là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư) để đánh giá chính xác sự biến động về dân số (cả về số lượng, chất lượng), phục vụ chính xác, kịp thời, hiệu quả công tác hoạch định, triển khai các chính sách dân số trong thời gian tới.

Như vậy, theo quy định tại nội dung thứ 4 của Công văn 13421-CV/VPTW năm 2025 thì đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Công văn 13421-CV/VPTW: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên có bị kỷ luật không?

Công văn 13421-CV/VPTW: CBCCVC là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên có bị kỷ luật không? (Hình từ Internet)

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019.

Trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 thì được hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo mức quy định tại Điều 59 Luật bảo hiểm xã hội 2024; người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian người lao động trở lại làm việc.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trường hợp lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Lao động nữ được nhận trợ cấp một lần khi sinh con khi nào?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định trợ cấp một lần khi sinh con như sau, theo đó:

- Lao động nữ sinh con có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì được trợ cấp một lần khi sinh con, cụ thể:

+ Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

+ Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.

+ Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.

- Lao động nữ sinh con nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà người chồng có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì người chồng được trợ cấp một lần, cụ thể:

+ Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

+ Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.

+ Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Sinh con thứ ba
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công văn 13421-CV/VPTW: CBCCVC là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên có bị kỷ luật không?
Lao động tiền lương
Khi nào đảng viên sinh con thứ ba không bị xử lý kỷ luật?
Lao động tiền lương
Viên chức sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật hay không?
Lao động tiền lương
Giáo viên sinh con thứ 3 thì có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Lao động tiền lương
Viên chức có bị chậm tăng lương khi sinh con thứ ba không?
Lao động tiền lương
Công chức sinh con thứ ba có bị chậm tăng lương không?
Lao động tiền lương
Trong trường hợp nào công chức sinh con thứ ba không bị xử lý kỷ luật?
Lao động tiền lương
Viên chức nữ sinh con thứ ba có bị phía công đoàn xử lý kỷ luật không? Viên chức nữ sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sinh con thứ ba
71 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào