Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì người lao động mang thai không?
Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì người lao động mang thai không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Bảo vệ thai sản
...
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
...
Chiếu theo quy định trên, pháp luật không cho phép người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Ngoài ra, luật cũng quy định rõ ràng rằng trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, họ sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng mới.
Như vậy, công ty không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì người lao động mang thai.
Theo đó, chính sách cấm sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai nhằm khuyến khích và bảo vệ phụ nữ trong quá trình tham gia lao động, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng và công bằng hơn, góp phần nâng cao tinh thần làm việc và sự gắn bó của lao động nữ với công ty, từ đó tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì người lao động mang thai không?
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì người lao động mang thai bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm i khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
đ) Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
e) Không bảo đảm việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật Lao động;
g) Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
h) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động vì lý do mang thai sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Tuy nhiên đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động, đối với doanh nghiệp thuộc khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt sẽ gấp 02.
Lao động nữ được nghỉ bao lâu trước khi sinh con?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
Như vậy, lao động nữ được nghỉ thai sản là 06 tháng, đối với thời gian nghỉ trước khi sinh con thì không được quá 02 tháng.
Trường hợp động lao động nữ sinh đôi trở lên thì cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?