Công trình điện lực được hiểu như thế nào? An toàn khi xây dựng công trình điện lực phải đảm bảo những gì?
Công trình điện lực là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.16 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT quy định công trình điện lực là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác.
Công trình điện lực được hiểu như thế nào? An toàn khi xây dựng công trình điện lực phải đảm bảo những gì?
An toàn khi xây dựng công trình điện lực phải đảm bảo những gì?
Căn cứ theo tiểu mục IV.II Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện quy định như sau:
IV.II. An toàn khi xây dựng công trình điện lực
72. Công việc đào móng cột và hào cáp
72.1. Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp để tránh lở đất.
72.2. Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa người rơi xuống hố như đặt rào chắn, đèn báo và bố trí người cảnh giới khi cần thiết.
72.3. Trước khi đào hố đơn vị công tác phải xác định các công trình ngầm ở dưới hoặc gần nơi đào và có biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng các công trình này. Nếu phát hiện công trình ngầm ngoài dự kiến hoặc công trình ngầm bị hư hỏng, đơn vị công tác phải dừng công việc và báo cáo với người có trách nhiệm. Trường hợp các công trình ngầm bị hư hỏng gây tai nạn thì đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn tiếp diễn và báo ngay cho các tổ chức liên quan.
73. Khoảng cách khi đào đất
73.1. Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc... phải cách đường cáp điện ít nhất 01 (một) m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05 (năm) m.
73.2. Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
74. Dựng, hạ cột
74.1. Cấm đặt phương tiện trục kéo để dựng cột ngay dưới dây dẫn đường dây dẫn điện cao áp đang vận hành.
74.2. Dây cáp kéo và cáp hãm phải bố trí sao cho khi dây cáp bị bật, đứt không thể văng về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện như sau:
74.3. Chỉ được dùng dây thừng làm dây chằng néo về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ dây chằng đến dây dẫn có điện như sau:
Nếu dây chằng có nguy cơ dịch chuyển tới gần dây dẫn có điện với khoảng cách nhỏ hơn quy định trên (do dây bị đứt, néo bị bật...) thì phải dùng dây chằng ngược để kéo lại.
74.4. Khi nâng cột phải nối đất các phần sau:
74.4.1. Thân của tời nâng cột, hãm cột.
74.4.2. Toàn bộ dây chằng bằng kim loại nếu là cột đang dựng bằng sắt.
74.5. Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng hoặc đổ cột.
74.6. Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp phù hợp để không để xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp của đường dây.
Như vậy, khi xây dựng công trình điện lực phải đảm bảo an toàn theo các quy định nêu trên.
Làm việc gần phần có điện cần đáp ứng yêu cầu về khoảng cách an toàn điện ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 13 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định về khoảng cách an toàn điện khi làm việc gần phần có điện như sau:
- Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV) | Khoảng cách an toàn về điện (m) |
Từ 01 đến 15 | 0,70 |
Trên 15 đến 35 | 1,00 |
Trên 35 đến 110 | 1,50 |
220 | 2,50 |
500 | 4,50 |
- Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV) | Khoảng cách an toàn về điện (m) |
Từ 01 đến 15 | 0,35 |
Trên 15 đến 35 | 0,60 |
Trên 35 đến 110 | 1,50 |
220 | 2,50 |
500 | 4,50 |
- Nếu không bảo đảm được khoảng cách quy định tại khoản 13.1 hoặc không thể đặt rào chắn quy định tại khoản 13.2 thì phải cắt điện để làm việc.
Ngoài ra, theo tiểu mục 14 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện cũng có quy định yêu cầu đối với rào chắn tạm thời như sau:
- Việc đặt rào chắn tạm thời phải được quyết định trước khi thực hiện công việc.
- Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời:
+ Phải làm bằng vật liệu chắc chắn.
+ Không được đổ về phía phần có điện.
+ Phải bảo đảm khoảng cách theo quy định tại khoản 13.2 của Quy chuẩn này.
+ Không cản trở người tham gia thực hiện công việc rời khỏi vị trí làm việc khi xảy ra tai nạn, sự cố.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?