Công đoàn có quyền và trách nhiệm về bảo hiểm xã hội như thế nào?
Hệ thống tổ chức công đoàn gồm mấy cấp?
Căn cứ theo Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp
Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
b. Công đoàn ngành địa phương;
c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
d. Công đoàn tổng công ty;
đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).
Theo đó, hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam bao gồm 4 cấp:
- Cấp Trung ương.
- Cấp tỉnh, ngành trung ương.
- Cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Cấp cơ sở.
Công đoàn có quyền và trách nhiệm về bảo hiểm xã hội như thế nào? (Hình từ Internet)
Công đoàn có quyền và trách nhiệm về bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và theo quy định của pháp luật có liên quan, công đoàn có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;
d) Thực hiện hoạt động giám sát và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
đ) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
e) Khởi kiện người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động;
g) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, công đoàn có quyền và trách nhiệm về bảo hiểm xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và theo quy định của pháp luật có liên quan như sau:
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
- Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Thực hiện hoạt động giám sát và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Khởi kiện người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động;
- Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Khi công đoàn yêu cầu thông tin BHXH của NLĐ thì cơ quan BHXH có bắt buộc cung cấp không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, tư vấn chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội, chiến lược đầu tư dài hạn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng phương án đầu tư hằng năm trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội quyết định; tổ chức đánh giá và công bố mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Ban hành mẫu sổ bảo hiểm xã hội, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
5. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
6. Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
...
Theo đó, khi công đoàn yêu cầu thông tin BHXH của NLĐ thì cơ quan BHXH phải có trách nhiệm cung cấp.
Công đoàn
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?