Công đoàn có quyền, trách nhiệm gì khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát?
Công đoàn có quyền, trách nhiệm gì khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát?
Căn cứ khoản 6 Điều 16 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Giám sát của Công đoàn
...
6. Khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát, Công đoàn có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát bao gồm nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian và các nội dung cần thiết khác để bảo đảm thực hiện giám sát;
b) Thông báo trước về chương trình, kế hoạch giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát;
c) Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát trao đổi, làm rõ những vấn đề cần thiết qua giám sát;
d) Kiến nghị người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát hoặc người có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước;
đ) Kiến nghị xem xét trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua giám sát;
e) Thông báo kết quả giám sát đến người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
g) Chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; xem xét, giải quyết khi có kiến nghị về kết quả giám sát.
7. Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát có quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát;
b) Bố trí thời gian, địa điểm, thành phần làm việc theo yêu cầu của đoàn giám sát;
c) Được trao đổi, làm rõ về các nội dung giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
d) Được kiến nghị xem xét lại kết quả giám sát, kiến nghị sau giám sát khi cần thiết;
đ) Thực hiện theo yêu cầu, kiến nghị quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 6 Điều này;
e) Thực hiện kiến nghị sau giám sát.
Theo đó, khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát, Công đoàn có quyền, trách nhiệm sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát bao gồm nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian và các nội dung cần thiết khác để bảo đảm thực hiện giám sát;
- Thông báo trước về chương trình, kế hoạch giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát;
- Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát trao đổi, làm rõ những vấn đề cần thiết qua giám sát;
- Kiến nghị người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát hoặc người có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước;
- Kiến nghị xem xét trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua giám sát;
- Thông báo kết quả giám sát đến người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; xem xét, giải quyết khi có kiến nghị về kết quả giám sát.
Công đoàn có quyền, trách nhiệm gì khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát? (Hình từ Internet)
Hình thức thực hiện hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Luật Công đoàn 2024, hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Nghiên cứu, xem xét văn bản, báo cáo của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát;
- Thông qua đối thoại với người sử dụng lao động, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước;
- Tổ chức đoàn giám sát.
Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2024 quy định thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam như sau:
- Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; hợp tác, phối hợp với người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm tính độc lập của tổ chức Công đoàn.
- Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.











- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?
- Toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ cấp xã đến Trung ương theo chức vụ lãnh đạo chuyển xếp lương thế nào?
- Sửa đổi Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với nhóm cán bộ công chức cấp xã do chịu tác động trực tiếp của sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy thì ngân sách lấy chi trả chế độ từ đâu?
- Tinh giản biên chế: Chốt toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc, đối tượng tự nguyện nghỉ việc theo Công văn 1767 khi sắp xếp tổ chức bộ máy là ai?
- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi: Ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi đối với CCVC và người lao động đáp ứng điều kiện nào theo Công văn 1767?