Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ gì?
Công chức có được xin thôi việc theo nguyện vọng không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008, được hướng dẫn bởi Điều 2 và Chương 2 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc đối với công chức như sau:
Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
...
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP cũng quy định một trong các trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc là khi công chức nghỉ việc theo nguyện vọng và được cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức có thẩm quyền đồng ý.
Như vậy, theo các quy định này, công chức hoàn toàn có quyền được xin nghỉ việc theo nguyện vọng. Và bắt buộc khi công chức xin thôi việc theo nguyện vọng, công chức phải làm đơn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải:
- Đưa ra quyết định thôi việc bằng văn bản nếu đồng ý cho công chức nghỉ việc.
- Trả lời bằng văn bản để từ chối trong đó có nêu rõ lý do nếu không đồng ý cho công chức thôi việc.
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không giải quyết cho công chức xin thôi việc theo nguyện vọng?
Tại Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định, nếu vì các lý do sau đây thì công chức sẽ không được giải quyết cho thôi việc:
- Đang luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật/truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết khi được xét tuyển với cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Chưa thanh toán xong các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của công chức với cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Đơn vị, cơ quan, tổ chức chưa bố trí được người thay thế hoặc do yêu cầu công tác mà không thể cho công chức nghỉ việc.
Như vậy, nếu có 04 lý do nêu trên, công chức sẽ không được xin nghỉ việc theo nguyện vọng.
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008, được hướng dẫn bởi Điều 2 và Chương 2 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định:
Thôi việc đối với công chức
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 8 Nghị định 46/2010/NĐ-CP cũng khẳng định:
Chế độ khác
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 5 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ thôi việc và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Tuy nhiên, nếu chưa được đồng ý mà tự ý nghỉ thì sẽ không được hưởng chế độ này và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng nếu có.
Theo đó, các chế độ công chức được hưởng khi nghỉ việc là:
Trợ cấp thôi việc
Mức trợ cấp thôi việc của công chức được tính theo Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP như sau:
- Cứ mỗi năm làm việc làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng.
- Mức thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
Trong đó: Mức lương tính trợ cấp thôi việc của công chức gồm lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Cách tính thời gian làm việc để tính mức trợ cấp thôi việc cho công chức được quy định gồm tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội chưa nhận trợ cấp thôi việc/trợ cấp phục viên gồm các khoảng thời gian:
- Làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội.
- Làm việc trong quân đội, công an.
- Làm việc trong công ty Nhà nước.
- Làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan giao trong tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội…
- Được cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Nghỉ được hưởng lương; nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, dưỡng sức…
- Bị kỷ luật/chịu trách nhiệm hình sự mà đã được kết luận là oan, sai; bị tạm đình chỉ công tác; thời gian khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ…
Nếu thời gian này lẻ thì dưới 03 tháng sẽ không được tính; từ đủ 03 - 06 tháng thì tính bằng ½ năm làm việc; từ trên 06 - 12 tháng thì tính bằng 01 năm làm việc.
Chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần
Mức hưởng BHXH 1 lần đối với công chức được tính như đối với người lao động bình thường căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của công chức nghỉ việc theo nguyện vọng được tính như sau:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?