Công chức thôi việc theo nguyện vọng được giải quyết theo thủ tục như thế nào?
Công chức thôi việc theo nguyện vọng được giải quyết theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục giải quyết thôi việc
1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
2. Trường hợp thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.
Theo đó, công chức thôi việc theo nguyện vọng được giải quyết theo thủ tục như sau:
(1) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
(2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản;
Nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do. Các lý do không giải quyết thôi việc gồm:
- Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
- Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Công chức thôi việc theo nguyện vọng được giải quyết theo thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)
Trợ cấp thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.
Theo đó, trợ cấp thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức được xác định như sau:
Trợ cấp thôi việc = Số năm làm việc x 1/2 tháng lương hiện hưởng
Lưu ý: Tiền lương hiện hưởng bao gồm mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
- Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
- Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008;
- Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Trường hợp các thời gian trên nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
- Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
- Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
- Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?
- Thống nhất mức tăng lương hưu chính thức năm 2025 trong đợt tăng lương hưu tiếp theo được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng nào?