Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân gồm những chức danh nào?
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân gồm những chức danh nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức quy định:
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Theo đó, công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân gồm những chức danh sau:
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân gồm những chức danh nào? (Hình từ Internet)
Công chức trong Tòa án nhân dân có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
6. Bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
7. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công chức trong Tòa án có trách nhiệm sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
- Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Bồi thường và hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
2. Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
b) Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
c) Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
d) Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
đ) Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
e) Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
- Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
- Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
- Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.











- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?