Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương là ai?
Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 4.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương là ai? (Hình từ Internet)
Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương là ai?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức quy định:
Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Ở Trung ương:
a) Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương;
b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
c) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):
a) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy;
b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy;
c) Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy.
3. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện):
Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh.
Theo đó, công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương là:
- Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương;
- Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
Hiện nay có những ngạch công chức nào?
Căn cứ tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:
Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Ngạch công chức bao gồm:
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Chuyên viên chính và tương đương;
c) Chuyên viên và tương đương;
d) Cán sự và tương đương;
đ) Nhân viên.
e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Theo đó, hiện nay có những ngạch công chức sau đây:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương;
- Chuyên viên chính và tương đương;
- Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương;
- Nhân viên.
- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.











- Chính thức: Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động theo Công văn 1814 để sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Chính thức quyết định mức lương mới thay thế khi ngừng lương cơ sở 2,34 triệu chiếm 70% tổng quỹ lương có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không?
- Chốt toàn bộ đối tượng áp dụng Công văn 1814 về tinh giản biên chế hướng dẫn thực hiện Nghị định 178 và Nghị định 67 là những ai?
- Chốt 02 nhóm CBCCVC hưởng nghỉ hưu trước tuổi trước và sau ngày 1/7/2025 theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung thì hưởng trợ cấp thế nào?
- Chính thức tăng thêm 01 khoản thu nhập khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, đồng thời hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn cho CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?