Công chức được nâng ngạch thì xếp lương như thế nào?
Công chức có các ngạch nào?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức như sau:
Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Ngạch công chức bao gồm:
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Chuyên viên chính và tương đương;
c) Chuyên viên và tương đương;
d) Cán sự và tương đương;
đ) Nhân viên.
e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Theo đó, công chức có các ngạch sau:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương;
- Chuyên viên chính và tương đương;
- Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương;
- Nhân viên.
- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
Công chức được nâng ngạch thì xếp lương như thế nào? (Hình từ Internet)
Nâng ngạch công chức căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về nâng ngạch công chức như sau:
Nâng ngạch công chức
1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.
Theo đó, nâng ngạch công chức căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
Lưu ý: Công chức phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì mới được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
Công chức được nâng ngạch thì xếp lương như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Thông tư 02/2007/TT-BNV, công chức được nâng ngạch thì xếp lương như sau:
(1) Công chức chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ: Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
- Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
- Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
(2) Công chức đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ: Căn cứ vào tổng hệ số lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.
Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
(3) Công chức có tổng hệ số lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn bậc cuối cùng trong ngạch mới: Xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới. Ngoài ra, còn được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu.
- Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
- Hệ số chênh lệch bảo lưu tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian công chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu công chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Lưu ý: Việc xếp lương như trên áp dụng đối với công chức thuộc đối tượng tại Mục 1 Thông tư 02/2007/TT-BNV.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?