Công chức có bị hạn chế số lần đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào không?
Công chức có bị hạn chế số lần đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
b) Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
c) Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
d) Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc kiểm định chất lượng đầu vào công chức, công chức không bị hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào.
Công chức có bị hạn chế số lần đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào không?
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức là gì?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 3 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.
2. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Như vậy, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức là:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
(khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008)
Ngoài ra, các trường hợp sau đây sẽ không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức:
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
(khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bởi điểm đ khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
Như vậy, công dân cư trú tại Việt Nam không thuộc trường hợp không được đăng ký và đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Khi nào tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
3. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
4. Trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định này và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.
Theo quy định, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ được thực hiện định kỳ hai lần mỗi năm, vào tháng 7 và tháng 11.
Do đó, đợt kiểm định tiếp theo trong năm 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11/2024.
Thủ tục dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho thí sinh ra sao?
Căn cứ tại Điều 31 Nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV, thủ tục dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho thí sinh như sau:
- Trước ngày tổ chức thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức chính thức 01 ngày, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định tổ chức hướng dẫn làm thủ tục dự thi cho thí sinh nhằm kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của thông tin thí sinh dự thi trong danh sách dự thi và giải đáp thắc mắc cho thí sinh.
- Khi làm thủ tục dự thi cho thí sinh, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định cần thực hiện đầy đủ các nội dung, các bước trong hướng dẫn; kiểm tra và xác minh nhân thân của thí sinh, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị sửa chữa thông tin, hướng dẫn thí sinh làm quen với phần mềm tổ chức thi (nếu có).
- Tư trang của thí sinh (nếu có) không thuộc danh mục vật dụng được mang vào phòng thi thì phải để cách xa khu vực phòng thi tối thiểu 25 mét.
- Ban coi thi có thể sử dụng các thiết bị dò kim loại, trang thiết bị thu phát truyền tin để kiểm tra an ninh trước khi thí sinh dự thi vào khu vực thi.
- Trường hợp phát sinh tình huống không thuộc thẩm quyền quyết định, Trưởng điểm thi xin ý kiến Trưởng ban coi thi trước khi thực hiện
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?