Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ phải báo trước bao lâu khi không thể tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng?
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ phải báo trước bao lâu khi không thể tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức
1. Tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực, công việc chuyên môn đảm nhiệm. Trường hợp vì lý do đặc biệt, không thể tham gia giảng dạy, phải thông báo cho cơ sở mời giảng viên trước thời hạn lên lớp ít nhất 05 ngày, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý.
2. Giảng dạy đủ thời gian, nội dung, bảo đảm chất lượng theo chương trình Bồi dưỡng công chức, viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo kế hoạch giảng dạy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
3. Nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình bồi dưỡng công chức, viên chức khi được thủ trưởng đơn vị phân công hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu.
Theo đó, công chức lãnh đạo quản lý Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức trong trường hợp vì lý do đặc biệt không thể tham gia giảng dạy phải thông báo cho cơ sở mời giảng viên trước thời hạn lên lớp ít nhất 05 ngày và có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý.
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ phải báo trước bao lâu khi không thể tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng? (Hình từ Internet)
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng có những quyền lợi gì?
Căn cứ theo Điều 27 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Quyền của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
1. Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý bố trí thời gian phù hợp trong giờ hành chính và các điều kiện khác để nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình, giảng dạy, tham dự hội họp, sinh hoạt chuyên môn, đi công tác thực tế bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác giảng dạy.
2. Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong và ngoài nước; được tham gia các hội nghị tổng kết, hội thảo khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy do Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị thuộc Bộ tổ chức.
3. Được hưởng thù lao nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, thù lao giảng dạy và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định.
Theo đó, công chức Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức có các quyền lợi sau:
- Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị giảng dạy;
- Được đơn vị trực tiếp quản lý bố trí thời gian phù hợp trong giờ hành chính và các điều kiện khác để nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình, giảng dạy, tham dự hội họp, sinh hoạt chuyên môn, đi công tác thực tế bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong và ngoài nước;
- Được tham gia các hội nghị tổng kết, hội thảo khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy do Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị thuộc Bộ tổ chức.
- Được hưởng thù lao nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, thù lao giảng dạy và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định.
Có những hình thức bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 ngày 9 tháng 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 101/2017/NĐ-CP), cụ thể như sau:
...
3. Hình thức bồi dưỡng công chức, viên chức:
a) Hình thức bồi dưỡng công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP;
b) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hằng năm đối với công chức, viên chức theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2018/TT-BNV).
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 15 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
4. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Theo đó, các hình thức bồi dưỡng công chức Bộ Khoa học và Công nghệ gồm:
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?