Có thay đổi số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau từ 1/7/2025 không?
Có thay đổi số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau từ 1/7/2025 không?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
...
Theo đó, trước 1/7/2025 số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định (Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ). Cụ thể như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
- Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
- Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Và căn cứ theo Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
...
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) 05 ngày đối với trường hợp khác.
...
Theo đó, từ 1/7/2025 thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
- 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
- 05 ngày đối với trường hợp khác.
Kết luận: Có thể thấy, thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 1/7/2025 không thay đổi so với trước 1/7/2025.
Có thay đổi số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau từ 1/7/2025 không? (Hình từ Internet)
Bao lâu nhận được trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau?
Căn cứ theo Điều 49 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, người sử dụng lao động lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách do người sử dụng lao động lập, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách do người sử dụng lao động lập thì có thể nhận được trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau.
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Điều trị khi mắc bệnh mà không phải bệnh nghề nghiệp;
- Điều trị khi bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động;
- Điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Điều trị, phục hồi chức năng lao động khi thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
- Chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây thì người lao động không được hưởng chế độ ốm đau:
- Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Thời gian nghỉ trùng với thời gian:
+ Nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác;
+ Đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?