Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 hay không?

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP có quy định tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024. Vậy người lao động có phải tăng mức tiền đóng BHXH hay không?

Tiền đóng BHXH của người lao động được quy định như nào?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

Đồng thời, căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc cụ thể như sau:

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, hàng tháng

=

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

x

Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:

- Tiền lương;

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp có tính chất tương tự;

- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Xem thêm:

>> Tăng mức lương cơ bản khi tăng mức lương thị trường sau 2026 theo Nghị quyết 27

>> Lương cơ bản thay thế lương cơ sở sau 2026 sẽ được điều chỉnh mỗi năm

Xem thêm:

>> Chính thức áp dụng tiền lương cơ bản sẽ được điều chỉnh mỗi năm theo Nghị quyết 27

>> Không tiếp tục cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 khi còn nhiều bất cập

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 người lao động có phải tăng mức tiền đóng BHXH hay không?

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 người lao động có phải tăng mức tiền đóng BHXH hay không?

Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

So với Nghị định 38/2022/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng mới đã tăng lên hơn 6%. Theo đó, người lao động đang hưởng mức lương tối thiểu thấp hơn mức lương mới sẽ được điều chỉnh tăng lên.

Như phân tích ở trên, mức tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động sẽ phụ thuộc vào mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Do đó trường hợp người lao động được tăng lương tối thiểu vùng dẫn đến tăng tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc thì mức tiền đóng BHXH cũng sẽ tăng theo.

Nghiêm cấm những hành vi nào khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Tăng lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 hơn 21% cho những khu vực nào sau cải cách tiền lương?
Lao động tiền lương
Từ tháng 7/2024 người lao động làm việc ở những tỉnh nào lương sẽ tăng thêm hơn 20%?
Lao động tiền lương
Chính thức tăng lương tối thiểu vùng lên 6% từ 01/7/2024 người lao động nào được nhận lương cao nhất?
Lao động tiền lương
Tăng lương tối thiểu vùng lên 6% từ 01/7/2024 người lao động nào được điều chỉnh tăng lương?
Lao động tiền lương
Tăng lương tối thiểu vùng 1 từ 01/7/2024 lên bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Sau 2024, tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng khi tăng năng suất lao động của người lao động có đúng không?
Lao động tiền lương
Có tăng mức tiền đóng BHXH khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 hay không?
Lao động tiền lương
Tăng lương tối thiểu vùng lên 20% từ 01/7/2024 trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Từ 01/7/2024, tăng lương tối thiểu cho từng vùng lên bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 lên bao nhiêu phần trăm?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tăng lương tối thiểu vùng
4,972 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tăng lương tối thiểu vùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tăng lương tối thiểu vùng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào