Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được liên kết đào tạo với nước ngoài không?

Thế nào là liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được liên kết đào tạo với nước ngoài không?

Liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ tại Điều 48 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.
2. Chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình đào tạo của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phê duyệt chương trình đào tạo sử dụng trong liên kết đào tạo với nước ngoài.
...

Theo đó, liên kết đào tạo với nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được liên kết đào tạo với nước ngoài không?

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được liên kết đào tạo với nước ngoài không?

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được liên kết đào tạo với nước ngoài không?

Căn cứ tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
b) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
c) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật này.
4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.
5. Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
6. Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.
7. Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.
8. Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
10. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
11. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.
12. Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
13. Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.
14. Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
15. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
...

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quyền liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và pháp luật có liên quan.

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp là cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định:

Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp là;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ai có thẩm quyền cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài không?
Lao động tiền lương
Thẩm quyền chia cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Điều kiện xác định cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao thì thu học phí như thế nào?
Lao động tiền lương
Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phải thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Việc tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm yêu cầu gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
206 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào