Cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ quan nào?
Cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH quy định:
Các loại hình trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp trong Điều lệ này được tổ chức theo loại hình gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập;
b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục;
3. Cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; các Sở, Ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
Theo đó, cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ quan, tổ chức được giao quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; các Sở, Ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
Cơ quan trực tiếp quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ quan nào?
Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
Căn cứ tại Điều 36 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Nguồn tài chính
1. Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác.
b) Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trung tâm, bao gồm:
- Học phí, lệ phí tuyển sinh do người học đóng;
- Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
c) Các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nguồn thu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục
a) Thu học phí, lệ phí tuyển sinh;
b) Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu;
d) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
- Kinh phí khác.
e) Nguồn khác: tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo đó, nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
+ Kinh phí hoạt động thường xuyên;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;
+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;
+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Kinh phí khác.
- Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trung tâm, bao gồm:
+ Học phí, lệ phí tuyển sinh do người học đóng;
+ Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
- Các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các hội đồng tư vấn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?