Có phải thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc hay không?

Có phải thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc hay không? Nếu có thì thời gian thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc có khác so với lần thử việc đầu tiên hay không?

Có phải thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc hay không?

Theo quy định về thời gian thử việc nêu tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, pháp luật chỉ cho phép được thử việc một lần đối với một công việc. Tuy nhiên, do người lao động trước đó đã chấm dứt hợp đồng lao động một thời gian nên khi quay trở lại, người lao động vẫn là một ứng viên và phải qua quá trình tuyển dụng của công ty như những ứng viên khác.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của công ty đề ra thì người lao động sẽ được tiếp nhận và giao kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động trước đó sẽ không có giá trị trong lần làm việc này.

Bên cạnh đó, mặc dù cùng một công việc nhưng không phải công việc lúc nào cũng giống nhau, mỗi một khoảng thời gian sẽ có sự khác nhau nhất định. Vì thế, ngay cả khi trước đó người lao động đã thành thạo công việc nhưng vẫn cần có thời gian để tìm hiểu, nắm bắt công việc mới.

Chính vì vậy, rất hiếm trường hợp công ty tin tưởng một cách tuyệt đối vào người lao động khi tuyển dụng lại, dù làm công việc đã làm trước đó, mà không trải qua quá trình thử việc. Nhiều nhà tuyển dụng vẫn muốn người lao động trải qua quá trình thử việc để có đánh giá mới về người lao động có phù hợp với công việc hay không.

Đồng thời, tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định, khi có thỏa thuận về việc làm thử, phía công ty và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

Như vậy, nếu khi quay lại công ty cũ làm việc mà công ty cũ yêu cầu thử việc, người lao động hoàn toàn có thể phải thử việc lại.

Có phải thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc hay không?

Có phải thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc hay không? (Hình từ Internet)

Thời gian thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc có khác so với lần thử việc đầu tiên hay không?

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Người lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện về số ngày thử việc sau đây:

- Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Có thể thấy, thời gian thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, người lao động có thể đề xuất thời gian thử việc ngắn hơn do đã có kinh nghiệm làm việc tốt trong lĩnh vực và vị trí tương đương.

Nội dung hợp đồng thử việc khác gì so với nội dung hợp đồng lao động?

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, nội dung hợp đồng thử việc và nội dung hợp đồng lao động chính thức có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Các nội dung về chế độ nâng bậc, nâng lương, các nội dung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay đào tạo nâng cao trình độ được loại ra.

Nội dung chính của hợp đồng thử việc gồm các nội dung được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể gồm có:

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Ngoài ra, hợp đồng thử việc còn có thể đưa các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thử việc, các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.

Thử việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc xử phạt hành chính khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc trên 1 lần với cùng 1 công việc thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phải khắc phục hậu quả ra sao khi bắt người lao động thử việc quá thời gian quy định?
Lao động tiền lương
Có bắt buộc phải thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức không?
Lao động tiền lương
Không đạt yêu cầu thử việc, người lao động được ký hợp đồng thử việc lần 2 tại chính doanh nghiệp đó không?
Lao động tiền lương
Sau khi hết 02 tháng thử việc, người lao động thử việc đạt yêu cầu nhưng công ty không ký hợp đồng bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Khi nào thử việc không đạt phải chấm dứt luôn hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Thử việc có nhất thiết phải lập thành hợp đồng thử việc hay không?
Lao động tiền lương
Khi nào lao động thử việc được tham gia bảo hiểm y tế?
Lao động tiền lương
Người lao động được thử việc bao nhiêu lần với một công việc?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thử việc
3,126 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào