Có phải chỉ người sử dụng lao động mới có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động hay không?

Cho tôi hỏi có phải chỉ người sử dụng lao động mới có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động hay không? Câu hỏi từ chị Hậu (Quảng Ninh).

Có mấy hình thức xử lý kỷ luật người lao động?

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.

Theo đó hiện nay có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Có phải chỉ người sử dụng lao động mới có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động hay không?

Có phải chỉ người sử dụng lao động mới có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động hay không? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật lao động?

Căn cứ Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Theo đó, người sử dụng lao động cần lưu ý 03 hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động sau đây:

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

- Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Có phải chỉ người sử dụng lao động mới có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động hay không?

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
...
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
...

Đối chiếu khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Theo đó người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động. Như vậy, không chỉ người sử dụng lao động mới có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động mà còn có:

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

- Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Kỷ luật lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thủ tục xem xét kỷ luật lao động là gì? Quy trình xử lý kỷ luật lao động cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Không tắt thiết bị điện sau khi dùng thì có bị công ty kỷ luật lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty có được xử lý kỷ luật lao động người lao động bằng hình thức phạt tiền hay trừ lương không?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định kỷ luật nhân viên chi tiết nhất năm nay có nội dung ra sao?
Lao động tiền lương
Thủ tục xem xét kỷ luật lao động thực hiện thế nào?
Lao động tiền lương
Có cần quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho những ai?
Lao động tiền lương
Mẫu thông báo xem xét kỷ luật lao động hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
NLĐ rời bỏ nơi làm việc nhưng không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người lao động sử dụng điện thoại trong giờ làm thì có bị công ty khấu trừ lương không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kỷ luật lao động
10,817 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào