Có phải bố trí an toàn vệ sinh viên trong thời gian làm thêm giờ không?
Có phải bố trí an toàn vệ sinh viên trong thời gian làm thêm giờ không?
Liên quan đến nội dung này, khoản 1 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
An toàn, vệ sinh viên
1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
...
Chiếu theo quy định trên, pháp luật quy định mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
Và giờ làm thêm cũng được xem là giờ làm việc của người lao động. Do đó, doanh nghiệp phải bố trí người lao động làm công tác an toàn vệ sinh viên để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong thời gian làm thêm giờ.
Có phải bố trí an toàn vệ sinh viên trong thời gian làm thêm giờ không?
An toàn vệ sinh viên là ai?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:
An toàn, vệ sinh viên
...
2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.
Như vậy, có thể hiểu, an toàn vệ sinh viên cũng là người lao động trực tiếp được người lao động trong tổ bầu ra. Họ là những người am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, an toàn vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.
Người lao động được làm thêm giờ tối đa bao nhiêu giờ trong 1 ngày?
Tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
...
Theo đó, trường hợp nếu người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường (không quá 08 giờ/ngày) thì tổng số giờ làm thêm tối đa không được quá 04 giờ/ngày
Nếu người lao động làm việc theo tuần (không quá 10 giờ/ngày) thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Có nghĩa là được làm thêm tối đa không quá 02 giờ nữa thôi.
Nếu người lao động làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/01 ngày. Trường hợp này số giờ làm thêm tối đa tùy thuộc vào số giờ làm việc không trọn thời gian.
Ngoài ra, người lao động được làm thêm tối đa 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Tiền lương làm thêm giờ được tính theo lương cơ bản hay lương thực nhận?
Tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
...
Theo đó, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ tính tiền làm thêm giờ là mức tiền lương theo công việc, chức danh và các khoản phụ cấp, bổ sung liên quan trực tiếp tới thực hiện công việc và chức danh.
Như vậy, tiền lương làm thêm giờ được tính theo tiền lương thực nhận.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?