Có được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với thời gian giảng viên hướng dẫn học viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hay không?
- Giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có bằng cấp gì?
- Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là bao nhiêu?
- Có được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với thời gian giảng viên hướng dẫn học viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hay không?
Giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có bằng cấp gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn đối với giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn
1. Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó bằng cấp phải có để trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như sau:
- Đối với giảng viên cao cấp: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Đối với giảng viên chính: Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Đối với giảng viên: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
Có được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với thời gian giảng viên hướng dẫn học viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hay không? (Hình từ Internet)
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 14 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định về giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như sau:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
...
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
...
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
...
Theo đó giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian được quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để có thể hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên, điều này tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm cả thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong một năm như sau:
- Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
- Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
- Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
- Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
- Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
Có được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với thời gian giảng viên hướng dẫn học viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 3/2023/TT-BNV quy định về quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như sau:
Quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy
...
2. Hướng dẫn:
a) Hướng dẫn một học viên viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có) được tính từ 8 đến 10 giờ chuẩn.
b) Hướng dẫn một học viên viết thu hoạch, tiểu luận, đề án được tính từ 3 đến 5 giờ chuẩn.
c) Hướng dẫn, đưa học viên đi nghiên cứu thực tế 1 ngày làm việc được tính từ 03 đến 04 giờ chuẩn.
...
Theo đó thời gian giảng viên hướng dẫn học viên được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như sau:
- Hướng dẫn một học viên viết khóa luận tốt nghiệp: từ 8 - 10 giờ chuẩn.
- Hướng dẫn một học viên viết thu hoạch, tiểu luận, đề án: từ 03 - 05 giờ chuẩn.
- Hướng dẫn, đưa học viên đi nghiên cứu thực tế 01 ngày làm việc: từ 03 - 04 giờ chuẩn.
Thông tư 3/2023/TT-BNV có hiệu lực kể từ 15/6/2023.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?