Có bao nhiêu ngạch công chức thi hành án dân sự?
Có bao nhiêu ngạch công chức thi hành án dân sự?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định như sau:
Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên cao cấp Mã số ngạch: 03.299
2. Chấp hành viên trung cấp Mã số ngạch: 03.300
3. Chấp hành viên sơ cấp Mã số ngạch: 03.301
4. Thẩm tra viên cao cấp Mã số ngạch: 03.230
5. Thẩm tra viên chính Mã số ngạch: 03.231
6. Thẩm tra viên Mã số ngạch: 03.232
7. Thư ký thi hành án Mã số ngạch: 03.302
8. Thư ký trung cấp thi hành án Mã số ngạch: 03.303
Theo đó, hiện nay có 08 ngạch công chức thi hành án dân sự, cụ thể:
- Chấp hành viên cao cấp.
- Chấp hành viên trung cấp.
- Chấp hành viên sơ cấp.
- Thẩm tra viên cao cấp.
- Thẩm tra viên chính.
- Thẩm tra viên.
- Thư ký thi hành án.
- Thư ký trung cấp thi hành án.
Có bao nhiêu ngạch công chức thi hành án dân sự? (Hình từ Internet)
Công chức thi hành án dân sự phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BTP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định về tiêu chuẩn chung của công chức thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, công chức thi hành án dân sự phải đáp ứng 07 tiêu chuẩn chung sau đây:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức.
Thời gian nào được xem là thời gian làm công tác pháp luật áp dụng trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định như sau:
Thời gian làm công tác pháp luật áp dụng trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự gồm:
1. Tổng thời gian công tác được xếp ở các ngạch: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên ngành Tòa án, Thẩm phán; Kiểm tra viên ngành Kiểm sát, Kiểm sát viên; Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trinh sát viên trung cấp trở lên, Cảnh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Trinh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng An ninh nhân dân; sỹ quan điều tra, bảo vệ an ninh trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án dân sự, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án; Thanh tra viên;
2. Thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cử nhân luật trở lên đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; hệ thống thi hành án dân sự; các cơ quan tòa án, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra, nội vụ, nội chính hoặc tại vị trí việc làm trực tiếp thực hiện công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;
3. Thời gian có trình độ cử nhân luật trở lên và giữ chức vụ lãnh đạo cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (cấp huyện trở lên);
4. Thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề đối với luật sư và bổ nhiệm chức danh thừa phát lại đối với thừa phát lại.
Theo đó, các khoản thời gian nêu trên được xem là thời gian làm công tác pháp luật áp dụng trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?