Chuyên gia tư vấn có mức lương hơn 100 triệu/tháng trong trường hợp nào theo Thông tư 004?
Chuyên gia tư vấn có mức lương hơn 100 triệu/tháng trong trường hợp nào theo Thông tư 004?
Căn cứ điểm a khoản 1 và điểm đ khoản 1 Điều 3 Thông tư 004/2025/TT-BNV quy định về mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu có thời gian làm việc đủ 26 ngày được quy định như sau:
Mức lương của chuyên gia tư vấn
1. Mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn có thời gian làm việc đủ 26 ngày được quy định như sau:
a) Mức 1, không quá 70.000.000 đồng/tháng đối với một trong các trường hợp sau đây: chuyên gia tư vấn có bằng đại học, có chuyên môn được đào tạo phù hợp với chuyên ngành tư vấn và có từ 15 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn; hoặc chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên, có chuyên môn được đào tạo phù hợp với chuyên ngành tư vấn và có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn; hoặc chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh Trưởng nhóm tư vấn hoặc chủ trì tổ chức, điều hành gói thầu tư vấn.
...
đ) Đối với dự án, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt, khả năng cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế hoặc điều kiện làm việc khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa mà chủ đầu tư hoặc bên mời thầu thấy cần thiết phải áp dụng mức lương của chuyên gia tư vấn cao hơn mức lương theo khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư hoặc bên mời thầu xác định, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mức lương của chuyên gia tư vấn cao hơn, nhưng tối đa không quá 1,5 lần so với mức lương theo tháng tương ứng với tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d Khoản này.
Theo đó, mức lương của chuyên gia tư vấn tại mức 1 là không quá 70.000.000 đồng/tháng.
Và đối với dự án, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt, khả năng cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế hoặc điều kiện làm việc khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa mà chủ đầu tư hoặc bên mời thầu thấy cần thiết phải áp dụng mức lương của chuyên gia tư vấn cao hơn, thì chủ đầu tư hoặc bên mời thầu xác định, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mức lương của chuyên gia tư vấn cao hơn, nhưng tối đa không quá 1,5 lần.
Như vậy, trong trường hợp trên thì chuyên gia tư vấn có thể có mức lương đến hơn 100 triệu/tháng và tối đa là 105 triệu/tháng.
Chuyên gia tư vấn có mức lương hơn 100 triệu/tháng trong trường hợp nào theo Thông tư 004? (Hình từ Internet)
Có dùng chứng chỉ đào tạo đấu thầu để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định được không?
Theo khoản 4 Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định:
Quy định chuyển tiếp
...
4. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, cá nhân được cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 còn hiệu lực thì được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó cá nhân đã được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu được sử dụng các chứng chỉ này để tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định trong lựa chọn nhà đầu tư cho đến thời điểm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT.
Điều kiện làm thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia là gì?
Theo Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.
2. Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
...
Theo đó để làm thành viên tổ thẩm định, tổ chuyên gia cần đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
- Tốt nghiệp đại học trở lên;
- Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu.
Lưu ý: Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) và trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.




- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Tải File excel quản lý thời hạn hợp đồng lao động chuẩn nhất, cụ thể gồm những thông tin nào?