Chứng chỉ nhân viên bức xạ bắt buộc phải có đối với công việc nào?
Chứng chỉ nhân viên bức xạ bắt buộc phải có đối với công việc nào?
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định:
Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Người đảm nhiệm một trong các công việc sau đây phải có chứng chỉ nhân viên bức xạ:
a) Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
b) Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Người phụ trách an toàn;
d) Người phụ trách tẩy xạ;
đ) Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
e) Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;
g) Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;
h) Nhân viên vận hành máy gia tốc;
i) Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;
k) Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;
l) Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
...
Theo đó chứng chỉ nhân viên bức xạ bắt buộc phải có đối với công việc sau đây:
- Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
- Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
- Người phụ trách an toàn;
- Người phụ trách tẩy xạ;
- Người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
- Người quản lý nhiên liệu hạt nhân;
- Nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân;
- Nhân viên vận hành máy gia tốc;
- Nhân viên vận hành thiết bị chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ;
- Nhân viên sản xuất đồng vị phóng xạ;
- Nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
Chứng chỉ nhân viên bức xạ bắt buộc phải có đối với công việc nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định:
Thủ tục cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán y tế nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thành phần hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo Mẫu số 05 Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm;
c) Giấy Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;
d) Phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
đ) 03 ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; tệp tin ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
...
Theo đó hồ sơ xin cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm;
- Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;
- Một phiếu khám sức khỏe tại cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên được cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
- 03 tấm ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện; tệp tin chứa file ảnh cỡ 3 cm x 4 cm trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
Nhân viên bức xạ có trách nhiệm gì?
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định:
Trách nhiệm của nhân viên bức xạ
1. Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững quy định của pháp luật về an toàn, có trách nhiệm chính sau đây:
a) Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ khi tiến hành công việc bức xạ, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
c) Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ;
d) Thực hiện biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.
...
Theo đó Nhân viên bức xạ có các trách nhiệm chính sau đây:
- Thực hiện quy định của pháp luật và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, hướng dẫn về an toàn phù hợp với mỗi hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
- Sử dụng phương tiện theo dõi liều chiếu xạ và phương tiện bảo vệ khi tiến hành công việc bức xạ, khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn; từ chối làm việc khi điều kiện bảo đảm an toàn không đầy đủ, trừ trường hợp tham gia khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
- Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hiện tượng bất thường về an toàn, an ninh trong việc tiến hành công việc bức xạ;
- Thực hiện biện pháp khắc phục sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ dẫn của người phụ trách an toàn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?