Chưa xem xét kỷ luật đối với sĩ quan nam vi phạm trong trường hợp nào?
Sĩ quan quân đội là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định.
Theo đó, sĩ quan quân đội (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Chưa xem xét kỷ luật đối với sĩ quan nam vi phạm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chưa xem xét kỷ luật đối với sĩ quan nam vi phạm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
Trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Trường hợp chưa xem xét kỷ luật
a) Trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định (trừ trường hợp nghỉ chuẩn bị hưu);
b) Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y cấp trung đoàn trở lên hoặc bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản yêu cầu được xem xét xử lý kỷ luật;
d) Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội;
b) Vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, do điều kiện bất khả kháng;
c) Vi phạm do chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Theo đó, chưa xem xét kỷ luật đối với sĩ quan nam vi phạm trong trường hợp sau:
- Trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định (trừ trường hợp nghỉ chuẩn bị hưu);
- Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y cấp trung đoàn trở lên hoặc bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên;
- Sĩ quan nam đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác). Tuy nhiên, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản yêu cầu được xem xét xử lý kỷ luật.
- Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
Sĩ quan có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về nghĩa vụ của sĩ quan như sau:
Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
Theo đó, nghĩa vụ của sĩ quan bao gồm:
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?