Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật?
- Việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện theo phương thức nào?
- Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật đúng không?
- Có được chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu hay không?
- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được dùng để làm gì?
Việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, cụ thể như sau:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật? (Hình từ Internet)
Chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật đúng không?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, cụ thể như sau:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Theo đó, công chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật thuộc trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.
Có được chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu hay không?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau:
Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được dùng để làm gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, cụ thể như sau:
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
1. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
b) Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
c) Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
d) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
đ) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
e) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
g) Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
h) Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.
2. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
b) Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
c) Kiểm soát xung đột lợi ích;
d) Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo đó, kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được dùng làm một trong những tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?