Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
d) Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên;
đ) Chỉ đạo, quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn;
g) Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa bàn;
h) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn;
i) Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn không? (Hình từ Internet)
Kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã do ai phê chuẩn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
...
2. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
4. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
5. Khi Hội đồng nhân dân tiến hành bầu các chức danh quy định tại Điều này, nếu có đại biểu Hội đồng nhân dân ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; riêng tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân thì chủ tọa kỳ họp trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
...
Theo đó, kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn, cụ thể kết quả bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật đó;
- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.











- Nghị định 67 sửa Nghị định 178: CBCCVC và LLVT nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không?
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu chỉ đạo xây dựng văn kiện Đảng, chuẩn bị đại hội cấp tỉnh, cấp xã và các cấp uỷ trực thuộc ở những nơi sáp nhập, hợp nhất là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm trong thời gian nào?
- Nghị định 73: Sĩ quan Quân đội làm việc theo vị trí việc làm, hiệu quả công việc được pháp luật ưu đãi tiền thưởng hằng năm như thế nào?
- Không giải quyết cán bộ công chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để ổn định cuộc sống trước CBCC có sức khỏe yếu theo thứ tự ưu tiên tại khu vực thủ đô đúng không?
- Chốt không chấp nhận giải quyết nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức ở Hà Nội thì người đứng đầu đơn vị có phải trả lời bằng văn bản không?